Hội thảo cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thách thức mà các doanh nghiệp vận tải - logistics Việt Nam gặp phải trong đại dịch, cũng như lộ trình ứng dụng các giải pháp công nghệ để phục hồi, thích nghi và bứt phá sau đại dịch.

{keywords}
Hội thảo tổ chức trực tuyến qua nền tảng Webex, thu hút gần 200 người tham dự

Ngành vận tải và logistics gặp sức ép lớn trong đại dịch

Năm 2020, ở giai đoạn đầu của đại dịch, các doanh nghiệp ngành vận tải - logistics trên thế giới gặp khó khăn khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Sang năm 2021, khi thị trường vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần phục hồi thì tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến xấu đã làm cho hoạt động vận tải - logistics bị ảnh hưởng nặng.

Trước khó khăn này, ông Lương Tuấn Thành - Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn CMC và CMC TS đưa ra ví dụ về cách ứng phó của các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) như Amazon ở Mỹ, Tiki, Shopee ở Việt Nam và nhấn mạnh: “Các công ty TMĐT đã xây dựng năng lực logistics vượt trội nhờ công nghệ và sự thấu hiểu khách hàng - customer centricity. Các hoạt động tương tác người dùng đều tự động qua hệ thống mobile và omnichannel nhằm rút ngắn thời gian. Các doanh nghiệp ngành vận tải - logistics có thể học hỏi cách làm này từ ngành TMĐT”.

Nền tảng Salesforce đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số

Theo đánh giá của IDC, Salesforce là nền tảng CRM dẫn đầu thế giới. Nền tảng Salesforce Customer360 đáp ứng một cách toàn diện và hiệu quả những yêu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp Vận tải và Logistics nhờ các bản mẫu đã được thiết kế sẵn cho đặc thù ngành dựa trên các dự án tiêu biểu nhất.

Ông Lê Nguyên Vũ - Giám đốc kinh doanh mảng vận tải - logistics của Salesforce cho biết: “Salesforce Platform với nhiều tính năng, giải pháp về sales, marketing, chăm sóc khách hàng, phát triển đối tác, đào tạo,… được xây dựng trên một nền tảng duy nhất”.

{keywords}

Nền tảng Salesforce Customer 360 cho ngành Vận tải và Logistics. Nguồn: Salesforce

Service Cloud và Salesforce Communities giúp cung cấp thông tin toàn diện 360 độ về khách hàng, tạo bảng thông tin dịch vụ theo thời gian thực, giúp cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Salesforce cũng hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng và hỗ trợ đội ngũ kinh doanh và marketing tiến hành các chiến dịch tiếp cận đa kênh hiệu quả.

Để đảm bảo khách hàng tận dụng tốt nhất nền tảng cho hoạt động kinh doanh, Salesforce có đội ngũ Customer Success. “Ngoài ra, những doanh nghiệp tư vấn và triển khai giải pháp với sự am hiểu về ngành và về khách hàng như CMC TS chính là cánh tay nối dài của Salesforce tại thị trường Việt Nam.”- ông Vũ nhấn mạnh.

Lộ trình chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp

Với kinh nghiệm gần 30 năm cung cấp các giải pháp công nghệ tổng thể cho tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam, CMC TS mang đến bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho khách hàng. Trong đại dịch Covid-19, các giải pháp này của CMC TS cũng được điều chỉnh để phù hợp với trạng thái bình thường mới, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính ổn định về tài chính, đảm bảo làm việc từ xa an toàn cho nhân viên và đối tác, khách hàng.

Bộ giải pháp của CMC TS bao gồm: Trải nghiệm khách hàng và nhân viên khi làm việc từ xa; Quản lý tự động hoá và quản lý quy trình; Nền tảng số linh hoạt và ổn định; Giải pháp bảo mật tự động nhằm giảm thiểu rủi ro bị tấn công cho doanh nghiệp.

CMC TS hiện có 2 trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) tại Hà Nội và TP.HCM, tích hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ tự động hoá, vận hành trên những công nghệ tiên tiến nhất từ IBM và Samsung SDS.

{keywords}

Ông Lương Tuấn Thành - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn CMC và CMC TS

Kết thúc hội thảo, ông Lương Tuấn Thành nhấn mạnh, các doanh nghiệp vận tải và logistics nhà nước với nguồn lực lớn và mạng lưới rộng nếu muốn bứt phá và làm tốt hơn những thành tựu đã có thì cần thay đổi tư duy: sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thử nghiệm công nghệ mới như ứng dụng robot, tự động hoá để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.

“Triển khai giải pháp công nghệ chỉ quyết định 50% thành công, còn 50% còn lại đến từ con người vận hành và sử dụng công nghệ để biến các giải pháp chuyển đổi số thành giá trị cạnh tranh thực sự cho doanh nghiệp!” - ông Thành kết luận.

Thúy Ngà