Theo báo cáo ước tính toàn cầu của WHO/ILO về gánh nặng bệnh tật và thương tật liên quan đến công việc từ 2000 - 2016, có khoảng 1,88 triệu người đã tử vong năm 2016. Báo cáo nhấn mạnh các yếu tố chính cần được thay đổi và cải thiện. Trong đó, các yếu tố đề cập về môi trường làm việc (không khí, nhiệt độ,…) và các vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý (sự riêng tư, thời gian nghỉ ngơi, vận động,…) được lưu ý.
Những người làm việc văn phòng - không gian khép kín - chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố nguy hiểm ở môi trường làm việc và đặc biệt những rủi ro từ việc quá ít vận động và sai tư thế ngồi đem lại những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn những gì chúng ta tưởng tượng.
Những tác hại của lối sống ít vận động lên sức khỏe của nhân viên văn phòng
Theo Billy Trần - Thạc sĩ Y học Thể thao của California State University, Long Beach, ít vận động là ít thời gian cho việc đốt cháy mỡ thừa khiến cân nặng và mức cholesterol có thể tăng. Ít vận động còn làm suy yếu khả năng kháng lực của xương và có nguy cơ dẫn đến bệnh loãng xương (đa số ở phụ nữ do suy giảm estrogen). Giữa các khớp xương có một lớp đệm mỏng gọi là túi hoạt dịch, trong đó có chứa hoạt dịch. Chúng có vai trò bôi trơn hệ thống xương khớp, giảm ma sát khi hoạt động khớp và bảo vệ xương tránh bị tổn thương. Khi nhân viên duy trì tư thế của một khớp bất kì trong thời gian dài sẽ làm ức chế các túi hoạt dịch ở những khớp này gây viêm.
Khi ngồi lâu khả năng lưu thông máu cũng bị cản trở, oxy và các chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho hoạt động của các tế bào dẫn đến suy yếu và gây đau nhức cơ. Ít vận động khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, suy giảm chức năng tim mạch,… có khả năng làm giảm tuổi thọ.
Ngồi khom lưng, ngồi tì ngực vào bàn làm việc hay ngã hết người ra ghế đều là những tư thế sai phổ biến của nhân viên văn phòng.
Khi ngồi quá lâu, trọng lượng của nửa trên cơ thể sẽ dồn về cột sống và điểm chịu áp lực lớn nhất là cổ, đốt sống ngực và đốt sống thắt lưng. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau cơ vai, gáy, thắt lưng. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra sai lệch tư thế mãn tính, thoái hoá cột sống, thoái hóa cơ xương khớp.
Dân văn phòng làm gì để cải thiện sức khoẻ?
“Khi ngồi làm việc không nên vắt chéo chân, nếu đã là thói quen, hãy nhớ thay đổi tư thế ngồi sau 10-15 phút để máu được lưu thông. Luôn ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng, khuỷu tay và cánh tay tạo thành hình chữ L khi gõ phím, dùng gối/miếng đệm để giữ cổ tay thẳng. Giữ khớp hông ở 90 độ, thả lỏng chân dưới sàn hoặc trên miếng đệm chân để hỗ trợ lực. Màn hình máy tính nên điều chỉnh ngang với tầm nhìn để giữ lưng thẳng và tránh mỏi cổ”, Ths. Billy Trần chia sẻ.
Bên cạnh đó Ths. Billy Trần cũng lưu ý: “Trước tiên cần chú trọng vào không gian làm việc. Vị trí ngồi làm việc thoải mái, dễ vận động; Độ cao bàn ghế hợp lý hoặc các loại bàn ghế thay đổi được độ cao theo cơ thể người sử dụng; Bố trí thêm những khu vực thể thao/ giải trí nhẹ.
Doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động định kỳ như team building, cắm trại,… để mọi người có cơ hội vận động thể chất ngoài trời. Thành lập những nhóm chơi thể thao như cầu lông, bóng đá,… Vừa thúc đẩy tinh thần đoàn kết, vừa nâng cao thể chất và giảm stress. Những buổi workshop cung cấp thông tin về sức khoẻ và những hướng dẫn cần thiết để nhân viên thay đổi thói quen ở văn phòng cũng là những hoạt động hữu ích”.
Sài Gòn Xanh Corporation Đơn vị thực hiện mô hình Văn Phòng Sức Khỏe Website: saigonxanh.com Hotline: 028 3932 0800 / 028 3932 0801 Địa chỉ: 36 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP.HCM, Việt Nam |
Thế Định