Miệng hố chứa đầy khí gas nằm gần ngôi làng Darvaza, cách thủ đô Ashgabat của Turkmenistan khoảng 270km này có tên gọi chính thức là 'Hào quang của Karakum' (The Radiance of Karakum), song người địa phương thường gọi đây là 'Cổng địa ngục' (The Gates to Hell).

{keywords}
Miệng hố được mệnh danh là 'Cổng Địa ngục' nằm giữa sa mạc Karakum. Nguồn: News

Là một trong những điểm tham quan nổi tiếng trên sa mạc Karakum, miệng hố rộng 60m này hình thành sau một vụ nổ khí gas năm 1971. Chính quyền Turkmenistan khi đó đã yêu cầu châm lửa đốt bên trong hố do lo ngại thứ khí độc hại này có thể đe dọa đến con người, thảm thực vật và động vật hoang dã trong khu vực.

Ban đầu, các chuyên gia dự đoán khí gas sẽ nhanh chóng bị đốt hết, nhưng bằng cách nào đó, nó vẫn tiếp tục phun lửa cho đến tận ngày hôm nay. Theo truyền thông địa phương, chiếc hố khổng lồ luôn cháy đỏ lửa thường được so sánh như cánh cổng đi vào thế giới bên kia vì vẻ đẹp đầy đáng sợ của nó.

{keywords}
Hàng ngàn ngọn lửa tại đây đã rực cháy trong suốt 50 năm qua. Nguồn: News

'Cổng Địa ngục' trở thành một trong những địa danh nổi tiếng trên thế giới của quốc gia Trung Á này. Tuy nhiên, ngành du lịch của Turkmenistan vẫn chưa thực sự bùng nổ khi chỉ có chưa đến 10.000 lượt khách nước ngoài đến thăm mỗi năm.

{keywords}
Đây là điểm đến thu hút nhiều du khách ghé thăm ở Turkmenistan. Nguồn: News

Đây có thể là yếu tố đứng sau quyết định của Tổng thống Turkmenistan yêu cầu dập tắt ngọn lửa này. Theo National Geographic, ông Berdymuhamedov cho giống tình trạng của hố khí đốt này giống như 'một củ khoai tây lớn được nướng giữa sa mạc'.

Trong cuộc họp trực tuyến với chính phủ hôm 7.1, Tổng thống Berdymuhamedov lập luận rằng Turkmenistan đang mất đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Người đứng đầu nhà nước nói thêm rằng khí đốt cháy cũng gây hại cho con người và môi trường.

{keywords}
Tổng thống Turkmenistan cho rằng hố khí đốt này đang gây hại cho con người và môi trường

'Dù ngày hay đêm, ngọn lửa vẫn rực cháy phừng phừng. Sức nóng ở đây là không thể chịu nổi khi có hàng ngàn ngọn lửa nhỏ xung quanh ngọn lửa trung tâm. Chúng ta đang đánh mất các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá có thể mang lại lợi ích cho quốc gia và dân tộc', ông Berdymuhamedov phát biểu.

Tổng thống Berdymuhamedov nói với Phó Thủ tướng phụ trách ngành dầu khí tổ chức các cuộc thảo luận với các nhà khoa học, kể cả các chuyên gia nước ngoài, để tìm cách đối phó với ngọn lửa.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này cuối cùng có đóng cửa 'Cánh cổng địa ngục' hay không, vì Tổng thống Turkmenistan đã từng ra lệnh tương tự vào năm 2010, nhưng không đạt kết quả.

{keywords}
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được nguồn gốc của miệng hố khổng lồ này. Nguồn: Forbes

Các nhà địa chất Turkmenistan địa phương tin rằng miệng núi lửa được hình thành từ những năm 1960 và trước đó không hề rực cháy như hiện nay. Nhà thám hiểm người Canada George Kourounis là người đầu tiên 'liều mình' tiếp cận hố lửa sâu khoảng 30m này nhưng vẫn không thể giải thích được nguồn gốc của nó.

{keywords}
Các nhà thám hiểm Oman chuẩn bị xuống 'Giếng Địa ngục' ở Yemen. Nguồn: Atlas

Trong một diễn biến khác có liên quan, một nhóm các nhà thám hiểm tới từ Oman cung đã quyết định leo xuống miệng hố được mệnh danh là 'Giếng của Địa ngục' nằm giữa sa mạc Al-Mahra ở Yemen để khám phá những bí mật ẩn giấu suốt nhiều thế kỷ.

Khác xa với những đồn đoán về linh hồn của quỷ dữ, trong hang chỉ có thạch nhũ, rắn rết, xác động vật và ngọc trai.

 

Đỗ An (Tổng hợp)