Số liệu thống kê mới nhất cho hay, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cơ bản đảm bảo mục tiêu về số lượng lao động được đào tạo nghề quy định trong Đề án 1956 và Quyết định 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo (năm 2008 là 12%; năm 2016 là 34,14%; năm 2018 là 38,6%).
Giai đoạn 2016-2019, đã đào tạo được 1.150.000/1.400.000 lao động nông thôn. |
Một số địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao như Hậu Giang (64%), Phú Yên (60%), Thanh Hóa, Nam Định.
Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2019, đã đào tạo được 1.150.000/1.400.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, đạt 82% kế hoạch của giai đoạn 2016 - 2020. Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn được bối trí chung trong Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
Theo dự kiến kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho đào tạo nghề cả giai đoạn 5 năm (2016 - 2020) là 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương trong 4 năm (2016 - 2019), thực tế mới bố trí được khoảng 2.300 tỷ đồng, bằng 54% so với kinh phí dự kiến. Kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề nông nghiệp được gần 1.000 tỷ đồng
Trước đó, giai đoạn 2011 - 2015, kết quả triển khai đã hỗ trợ đào tạo 1.148.917/1.600.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp (đạt 75% kế hoạch). Sau học nghề đã có 872.696 người chiếm (84%) số được đào tạo có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ. Kinh phí hỗ trợ dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn này là 2.051 tỷ đồng/7.887,15 tỷ đồng chiếm 26% kinh phí chung của đề án.
Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ trên 1.445,0 tỷ đồng, chiếm 18% tổng kinh phí bố trí thực hiện đề án. Ngân sách địa phương và các nguồn từ các chương trình, dự án khác: khoảng 606 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng kinh phí bố trí thực hiện đề án.
Ngọc Châu