- Các bài thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành nhận được sự chia sẻ, đánh giá rất cao từ các nhà phê bình như nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Trần Đăng Khoa.
NXB Hội Nhà văn vừa tổ chức lễ ra mắt tập thơ Giấc mơ sông thương bao gồm 108 bài thơ của nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành kèm 18 bức tranh sơn dầu vẽ minh hoạ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Buổi ra mắt đã thu hút được rất nhiều các tác giả lớn, trong đó có Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, kiêm Giám đốc NXB Hội Nhà văn; cùng hàng trăm văn nghệ sĩ, trí thức.
Buổi ra mắt quy tụ đông văn sĩ cả nước là bởi, sau 20 năm, nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành mới trở lại văn đàn với chùm lục bát độc đáo được chia thành 3 tập, với nội dung sắp xếp theo chủ đề riêng về sông Thương, về buổi chiều và văn hóa truyền thống Việt Nam...
Tập thơ gồm 108 bài thơ viết theo thể lục bát. |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, qua những văn bản thơ và một phần văn bản hội hoạ đã minh chứng rằng thi ca đang ngự trị trong đỉnh cao nhất của tâm hồn mỗi con người không chỉ ở xứ sở chúng ta mà toàn thế giới. Đấy là lý do duy nhất, lý do của thi ca, lý do của cái đẹp và lòng nhân ái, NXB Hội nhà văn Việt Nam đã quyết định xuất bản và làm buổi lễ ra mắt trang trọng cho tập thơ Giấc mơ sông Thương của nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành.
"Những điều mà Nguyễn Phúc Lộc Thành làm cho chúng ta đều hiển lộ trong tập thơ của anh. Tôi nghĩ không còn cách nói nào hơn nữa rằng thi ca thay ta nói những điều đó, điều tốt đẹp nhất. Giới thiệu tập thơ này, chúng tôi muốn minh chứng một điều thi ca không bao giờ rời bỏ con người, cho dù có lúc, chúng ta phải sống trong tăm tối, trong niềm thất vọng thậm chí tuyệt vọng của đời sống mà chúng ta đang sống.
Tôi nghĩ, buổi ra mắt thơ này không hẳn xuất bản một tập thơ, không chỉ giới thiệu phê bình một tập thơ mà là một nghi lễ sống mà mỗi một con người đã tham dự vào đó", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
"Khi đọc những bài thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành, những bài thơ đầu tiên trong quyển 1 của Giấc mơ sông Thương, tôi đã dừng lại tập thơ đang viết về làng Chùa của mình. Bởi, tôi cảm giác những bài thơ lục bát của tôi đã cũ mèm trước những bài thơ tinh khôi, mới mẻ, đa sầu đa cảm của Nguyễn Phúc Lộc Thành. Tôi đã vẽ 18 phụ bản để minh hoạ cho tập thơ này - như hoạ sĩ Lê Thiết Cương nói, nó như những bức tranh chứ không đơn thuần là minh hoạ thơ nữa", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ.
108 bài thơ, theo tác giả là việc theo thể lục bát, nhưng không phải là lục bát truyền thống mà hơi hướng hoàn toàn mới mẻ với cách ngắt nhịp sáng tạo. "Đọc thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành, tôi không thể đoán được những câu sau sẽ nói về cái gì, mạch cảm xúc sẽ ra sao. Nhưng tôi biết mình sẽ khám phá được một chân trời mới" - một ý kiến phát biểu trong buổi ra mắt.
Buổi ra mắt sách cũng trưng bày 18 tác phẩm hội hoạ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều minh hoạ trong tập thơ "Giấc mơ sông Thương". |
Nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành sinh năm 1964 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Trường ĐH Viết văn Nguyễn Du (1993-1997). Trước khi ra mắt 3 tập thơ, ông ghi được dấu ấn trên văn đàn với các tác phẩm văn xuôi "Cõi nhân giân" (tiểu thuyết, 1994), "Táo vàng tục lụy" (tập truyện ngắn,1996), "Tuyển văn Nguyễn Phúc Lộc Thành" (2018).
Tình Lê
Một góc Hà Nội những năm 1990 trong 'Quái thú răng thỏ và khu nhà gỗ'
"Quái thú răng thỏ và khu nhà gỗ" gợi sự tò mò để độc giả ghé mắt, đưa chân vào câu chuyện có thể lạ kỳ, hơi chút phiêu bồng như cái tên của người viết - Mây.
Phát triển năng lực trí tuệ cho con cùng giáo sư Nhật
Giáo dục sớm, cho con tiếp cận với hội họa, giúp con “đánh thức” các giác quan, mở rộng khả năng vận dụng ngôn ngữ… là những bí quyết giúp con phát triển của GS Makoto Shichida.
Nhà văn Hữu Ước: Tại sao cái ác, cái xấu luôn tồn tại?
Tại buổi toạ đàm "Bạn có phải là sứ giả của tình thương", nhà văn, Trung tướng Hữu Ước cho rằng, cái xấu, cái ác vẫn tồn tại là bởi thiếu đi tình thương.