Nhiều xe ôm mặc quần áo đồng phục của hãng công nghệ nhưng thực tế không sử dụng dịch vụ đón khách bằng ứng dụng mà vẫn mời gọi, mặc cả như bình thường. Nhan nhản các bến xe, tuyến phố, xuất hiện nhóm các đối tượng lái xe này khiến người tiêu dùng dễ hiểu lầm.

150 nghìn trở thành lái xe công nghệ

Có mặt tại bến xe Giáp Bát, mặc dù mặc áo đồng phục của hãng đặt xe công nghệ nhưng lái xe vẫn săn đón khách từ trong bến đi ra. Nhóm lái xe này đi theo dò hỏi hành khách đi đâu và ra giá mặc cả. Để đảm bảo an tâm cho khách hàng, nhiều lái xe còn mặc cả: “Em cứ đặt trên ứng dụng xem bao nhiêu tiền, anh sẽ đi đúng giá như vậy”.

Thực tế, nhóm lái xe này không ít người không phải là đối tác của hãng đặt xe công nghệ hoặc đã vi phạm các quy định nên bị khoá tài khoản. Họ vẫn tiếp tục sử dụng mũ và đồng phục của hãng để dễ gây chú ý, thu hút khách hàng.

Ông N.T.H, làm xe ôm tại bến xe Giáp Bát, trần tình, ông không phải là đối tác của đặt xe công nghệ. Trước làn sóng ồ ạt xe ôm chuyển sang "màu xanh", ông cũng phải bỏ ra hơn 150 nghìn đồng để mua mũ và áo từ một lái xe công nghệ đã nghỉ việc.

{keywords}
Khó phân biệt đâu là lái xe công nghệ trên phố

Lý do ông N.T.H. phải giả danh là bởi làm như vậy hành khách mới cảm thấy an tâm hơn. Để tồn tại, ông H. sẵn sàng chịu các chuyến đi có mức giá như trên ứng dụng, thấp hơn hẳn so với xe ôm truyền thống.

Khi được hỏi, sao không có ứng dụng nhưng vẫn đón được khách, ông cho biết, nhiều người muốn bắt xe nhanh và không mặc cả. Họ chỉ quan tâm tới đồng phục, còn lại việc trả tiền và chuyến đi vẫn như bình thường.

Ông N.T.H. nói thêm, nhiều khách thắc mắc ông có phải lái xe công nghệ hay không. Ông cười hoặc tìm cách né tránh bằng câu trả lời: “Mặc cả bên ngoài để không bị thu phí”. Nhiều khách hàng cũng chấp nhận và thực hiện chuyến đi.

Anh Nguyễn Đức Minh, một lái xe công nghệ chia sẻ, tình trạng nhiều lái xe giả làm đối tác hãng đặt xe công nghệ khá phổ biến. Các nhóm lái xe này thường ở các bến xe, khu vực trường học.

Để phân biệt đâu là lái xe công nghệ thật và giả, theo anh Đức là điều không hề dễ dàng. Chỉ khi nào lái xe nhận khách qua điện thoại di động mới biết được họ là thật, còn lại các đối tượng chèo kéo bắt khách vẫn có người là lái xe công nghệ nhưng không qua ứng dụng để trốn phí của đơn vị cung cấp.

“Các lái xe mặc áo màu xanh lá cây thì nhiều còn hiện nay mặc áo Uber không còn xuất hiện nữa. Họ đã chính thức đóng cửa tại thị trường Việt Nam”, anh Đức cho hay.

Theo anh Đức, các lái xe ngày càng đông, trung bình một thời điểm trên đường ít nhất cũng phải 5 lái xe mặc áo công nghệ. Nên tình trạng cạnh tranh bắt khách diễn ra quyết liệt. Công việc của các lái xe hiện nay đều rất khó khăn.

Nhiều rủi ro

Tình trạng lái xe công nghệ thật giả lẫn lộn gây nên tình trạng lộn xộn tại nhiều khu vực. Chị Mai Thu Thảo, một hành khách cho hay, mỗi lần xuống bến xe, rất nhiều lái xe mặc áo đồng phục vẫn ra chèo kéo mặc cả như bình thường.

{keywords}
Lái xe mâu thuẫn

Thời gian đầu, chị Thảo cũng khá ngạc nhiên bởi lái xe công nghệ sẽ nhận khách qua ứng dụng và không mặc cả. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, chị mới biết được có những lái xe không còn là đối tác, hoặc không phải là đối tác vẫn mặc đồng phục để đón khách.

Cách đây không lâu, do vội, chị Thảo đã đi bắt xe luôn mà không thông qua ứng dụng. Quá trình chạy xe trên đường, chị Thảo hoảng hồn bởi lái xe lạng lách, vượt đèn đỏ. Kết thúc chuyến đi, lái xe còn xin thêm chị một khoản tiền bồi dưỡng.

“Nếu đặt xe qua ứng dụng, mình có thể phản ánh tới đơn vị quản lý rồi. Chỉ vì ham rẻ và nhanh nên tý nữa là gặp tai nạn”, chị Thảo hối tiếc.

Tương tự như vậy, ông Trần Văn Trường (Nam Định) đã bị mất đồ khi quên trên xe ôm giả công nghệ. Trong một lần lên thăm người thân nằm viện ở Hà Nội, ông Trường có mang theo nhiều túi đồ.

Do vội, ông đã mặc cả với lái xe có mặc áo đồng phục để đi cho nhanh. Tới bệnh viện, ông không cuống quá nên làm quên đồ trên xe máy, trong đó có nhiều vật giá trị. Vì không nhìn kỹ số xe và không đặt qua ứng dụng nên ông không thể tìm ra lái xe đó ở đâu.

Tình trạng lái xe giả đối tác của hãng công nghệ đang diễn ra khá phức tạp. Thời gian gần đây, nhiều lái xe mặc áo hãng công nghệ vi phạm giao thông, ẩu đả, tranh giành khách. Theo chị Thảo, nếu các hãng đặt xe công nghệ không quản lý được các đối tác của mình sẽ làm mất uy tính và gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Nam Hải

Uber bán mình cho Grab: Gom hết khách, 'bao sân' tha hồ tăng giá

Uber bán mình cho Grab: Gom hết khách, 'bao sân' tha hồ tăng giá

Uber chính thức bán mình cho Grab. Khách hàng lo lắng trước việc độc quyền và tăng giá cước trong thời gian tới.

Méo mặt đi Uber, Grab ngày Tết vì giá cước cao ngất

Méo mặt đi Uber, Grab ngày Tết vì giá cước cao ngất

Nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán tăng vọt khiến giá taxi công nghệ như Uber, Grab tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường, nhưng không phải tài xế nào cũng sẵn sàng đón khách.

Xót xa Uber, Grab: "Bị cho vào rọ rồi vặt'

Xót xa Uber, Grab: "Bị cho vào rọ rồi vặt'

Bỏ cả việc mua xe để lái Uber, Grab, hành trình từ “hoa hồng” với doanh thu tiền triệu mỗi tháng đã không còn. Giờ đây, các lái xe này đang đứng trước sự lựa chọn đầy khó khăn giữa tiếp tục duy trì hay bỏ cuộc.