- Việc giảm giá xăng không dễ, bởi nếu giá dầu thế giới tăng trở lại thì chu trình xem xét, cân đo đong đếm lại có thể được thực hiện lại từ đầu. Đây có lẽ cũng là lý do khiến các đợt tăng giá vừa qua “sốc” nhưng khi giảm khá nhỏ giọt.

Các tin liên quan

Vàng, xăng dầu thế giới lao dốc, VN 'bình chân như vại'

Giá xăng thế giới giảm sâu kể từ giữa tháng 1

Xăng bất ngờ giảm 500 đồng từ 18h tối nay

Sau cú tăng 1.430 đồng lên mức kỷ lục 24.580 đồng/lít vào ngày 28/3, giá bán lẻ xăng, dầu diesel và dầu hỏa vừa được các doanh nghiệp đầu mối đồng loạt giảm lần lượt 500 đồng và 450 đồng/lít từ ngày 9/4.

Giờ đây, thị trường đang có cơ hội giảm tiếp bởi giá thế giới đã giảm mạnh hơn 6% trong ba phiên lao dốc trước đó, với dầu ngọt nhẹ ở mức 88,7 USD/ounce. Giá dầu Brent cũng mất mốc 100 USD/thùng - thấp nhất trong vòng 10 tháng qua và chưa phát tín hiệu tăng trở lại.

Cùng với giá dầu, giá xăng thành phẩm tại Singapore - được lấy làm giá cơ sở tính giá xăng dầu trong nước, cũng liên tục giảm những ngày gần đây và đang thấp hơn thời điểm ngày 9/4 khoảng 5-6%.

Trên thị trường, kỳ vọng giá xăng dầu giảm khá lớn. Theo đó, nếu không tiếp tục tăng thuế, với mức giá dầu thế giới như hiện tại, trong 2-3 ngày tới, giá xăng dầu có thể giảm tới 1.000-1.500 đồng/lít.

{keywords}
Việc xăng tự nguyện giảm giá là không dễ dàng? (ảnh minh họa - TT)
Tuy nhiên, khả năng giảm giá trên thực tế có lẽ không cao bởi việc điều chỉnh giảm giá thường có thứ tự ưu tiên sau cuối.

Như thông lệ trong các lần giảm trước, tuy giá thế giới có giảm, đề xuất giảm giá được các doanh nghiệp trình lên khá chậm chạp. Ban đầu, các đơn vị kinh doanh xăng dầu chờ dư luận lên tiếng, rồi mới giải trình, giải thích sau đó mới được xem xét. Đề xuất (nếu có) được trình lên các bộ sẽ được tính toán trên cơ sở xem lại mức thuế, tiền trích các quỹ và rồi mới đi đến quyết định có giảm hay không.

Với giá nhập khẩu trung bình trong 10 ngày gần nhất, giá xăng A92 chỉ còn hơn 109 USD/thùng. Với mức này, giá cơ sở của xăng A92 khoảng 22.600 đồng/lít. So với giá bán lẻ của Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) là 24.050 đồng/lít, giá cơ sở xăng A92 đang thấp hơn 1.450 đồng/lít. Tuy nhiên, do trong giá cơ sở Bộ Tài chính đã cho doanh nghiệp 300 đồng lợi nhuận định mức nên thực tế doanh nghiệp được hưởng khoản lời tới 1.750 đồng/lít. Trường hợp tính theo giá cơ sở trung bình 30 ngày theo quy định tại nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp xăng dầu vẫn có lời vượt lợi nhuận định mức 300 đồng/lít, tức khoảng 550-600 đồng/lít ở mặt hàng xăng.

Không chỉ đang lời khủng ở mặt hàng xăng A92, mà cả các mặt hàng xăng dầu khác doanh nghiệp đầu mối nào nhập hàng về trong những ngày gần đây cũng sẽ thu được các khoản lợi kếch sù. Cụ thể, xăng A95 lời 1.760 đồng/lít, dầu DO 0,05S lời 1.130 đồng/lít, dầu DO 0,25S lời 900 đồng/lít, dầu FO lời 800 đồng/kg. 

(Theo Tuổi trẻ)

Việc giảm giá do vậy cần phải đợi một thời gian, nhanh thì hai tuần, chậm thì một tháng, khi đó nếu giá dầu thế giới tăng trở lại thì chu trình xem xét, cân đo đóng đếm lại có thể được thực hiện lại từ đầu. Đây có lẽ cũng là lý do khiến các đợt tăng giá vừa qua “sốc” nhưng khi giảm khá nhỏ giọt.

Không những thế, trong bối cảnh các tập đoàn đang xếp hàng để “xin” tăng giá như: than đòi tăng giá bán cho điện, điện đòi tăng giá theo lộ trình và theo như Nghị quyết của Chính phủ, điều chỉnh giá các mặt hàng này phải theo lộ trình hợp lý, không dồn dập vào cùng một thời điểm, tránh tác động gây tăng giá đột biến, thì việc xăng tự nguyện giảm giá là không dễ dàng.

Điện khó giữ giá

Trong nhiều tháng qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục phát tín hiệu đòi tăng giá điện cho dù năm 2012 giá điện đã được điều chỉnh tăng 2 lần vào giữa và cuối năm. Và mặc dù chưa được chấp thuận, song theo lộ trình, trong năm 2013, EVN sẽ tăng giá điện ít là một lần nữa để hướng tới cơ chế thị trường.

Trong khi đó, dự thảo quy định về cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện vừa được Bộ Công Thương công bố gần đây cũng khiến nhiều người lo ngại.

Theo dự thảo, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức tương ứng khi các thông số đầu vào biến động tăng 2-5%. Trên 5% được điều chỉnh sau khi Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng phê duyệt.

Nhưng, nguồn điện từ đốt than, khí và xăng dầu chiếm tỷ trọng không lớn (so với thủy điện) nhưng rõ ràng các nhiên liệu nói trên vẫn là đầu vào. Việc tính toán như thế nào lại là chuyện khác.

Trên thực tế, trong năm 2012, giá điện đã được điều chỉnh 2 lần vào ngày 1/7 và 22/12. Sau khi tăng 5% vào cuối năm ngoái, mức giá điện bình quân từ 1.369 đồng mỗi kWh đã lên 1.437 đồng. Với tình hình khí hậu thất thường, việc nhập khẩu điện có thể khó khăn, than có thể tăng giá, xăng dầu khí không giảm... , giá điện tiếp tục tăng trong năm nay là khó tránh khỏi.

Mạnh Hà