Xem nhanh:
  • • Giá xăng dầu trong nước hôm nay 4/10/2023
  • • Giá xăng dầu thế giới hôm nay 4/10/2023

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 4/10/2023

Giá bán lẻ các loại xăng dầu tại thị trường trong nước hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 2/10 của liên bộ Tài chính - Công Thương. Giá xăng được điều chỉnh giảm mạnh, giá dầu giữ nguyên (trừ dầu mazut).

Cụ thể, giá xăng E5 xuống mức 23.500 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm về 24.840 đồng/lít.

Giá dầu diesel giữ nguyên ở mức 23.590 đồng/lít. Giá dầu hỏa ở mức 23.810 đồng/lít. Giá dầu mazut giảm xuống17.452 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàng Giá từ 2/10 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 24.840 -900
Xăng E5 RON 92-II 23.500 -690
Dầu diesel 23.590 0
Dầu hỏa 23.810 0

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 4/10/2023

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 4/10 có xu hướng tiếp đà giảm từ phiên trước.

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h18' ngày 4/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent xuống mức 90,76 USD/thùng, giảm 0,16 USD, tương đương 0,18% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 89,16 USD/thùng, giảm 0,07 USD, tương đương 0,08% so với phiên liền trước.

Hôm 3/10, giá xăng dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần. 

Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 9h08' ngày 3/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent xuống mức 89,73 USD/thùng, giảm 0,98 USD, tương đương 1,08% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 87,9 USD/thùng, giảm 0,92 USD, tương đương 1,04 % so với phiên liền trước.

Đến 19h51' ngày 3/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 90,36 USD/thùng, giảm 0,35 USD, tương đương 0,39% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 88,62 USD/thùng, giảm 0,2 USD, tương đương 0,22% so với phiên liền trước.

Giá xăng dầu thế giới hạ nhiệt (Ảnh: Reuters)

Theo giới phân tích, giá xăng dầu lao dốc bởi một loạt yếu tố tác động.

Giá dầu được điều chỉnh giảm do sự mạnh lên của đồng bạc xanh. US Dollar Index (DXY)đã vượt 107 điểm, mức cao nhất trong 10 tháng.

Đồng USD tăng cao sau khi Chính phủ Mỹ tránh được việc đóng cửa và dữ liệu kinh tế làm tăng khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất cao hơn cùng với việc đồng USD mạnh hơn khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ bằng các đồng tiền khác, qua đó có thể làm giảm nhu cầu dầu.

Bên cạnh đó, việc một số nhà giao dịch chốt lời sau khi giá dầu thô tăng gần 30% lên mức cao nhất trong 10 tháng cũng khiến giá dầu đi xuống.

Ngoài ra, triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu cũng tác động tiêu cực đến giá dầu.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới) năm 2023 ở mức 5,1% nhưng hạ dự báo cho năm 2024, với lý do lĩnh vực bất động sản tiếp tục yếu kém.

Về phía nguồn cung, theo Bloomberg, Saudi Arabia và Nga, 2 quốc gia dẫn đầu về việc cắt giảm sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), đã tăng cường xuất khẩu dầu thô vào tháng 9, giúp giảm bớt áp lực thiếu hụt nguồn cung cho thị trường toàn cầu.

OPEC+ sẽ nhóm họp vào hôm nay để xem xét các vấn đề về nguồn cung. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định tổ chức này khó có khả năng điều chỉnh chính sách sản lượng dầu hiện tại.