Tới 14h30' ngày 3/3, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 46,000 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,350 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 45,950 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,470 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tính tới 8h30 sáng 3/3, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 45,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,20 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 50 ngàn đồng chiều mua vào và giảm 100 ngàn đồng chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 45,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,27 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 250 ngàn đồng ở chiều mua vào và giảm 300 200 ngàn đồng bán ra so với cuối phiên giao dịch 2/3.
Tới 8h30 sáng 3/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.598 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.600 USD/ounce.
Đêm 2/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.596 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.601 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 24,4% (313 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 44,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 2,2 triệu đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới tăng tăng vọt trở lại sau một phiên giảm mạnh chưa từng có trong 7 năm. Giới đầu tư đánh cược vào khả năng dịch bệnh Covid-19 sẽ khiến nước Mỹ sẽ phải cắt giảm lãi suất.
Trong phiên cuối tuần trước, giá vàng đã bất ngờ giảm 4,5% - mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ tháng 6/2013 do giới đầu tư bán tháo vàng một phần để chốt lời, một phần để lấy tiền bù đắp cho các loại tài sản khác bị call margin trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có Mỹ tụt giảm chưa từng có.
Trên Kitco, theo chuyên gia từ Commerzbank, cú giảm giá vàng cuối tuần trước là quá đà. Tình hình chung trên các thị trường là dich bệnh Covid-19 đang gây ra sự bất ổn và do vậy xu hướng của vàng vẫn là tăng giá.
Vàng tăng giá trở lại còn do giới đầu tư đánh cược Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất. Hôm thứ 6 cuối tuần trước, chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phản ứng “một cách thích hợp” để hỗ trợ nền kinh tế trước rủi ro do dịch Coronavirus.
Giới đầu tư đánh cược Fed sẽ cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay. Và đây là lý do khiến đồng USD tụt giảm và qua đó kéo giá vàng tăng trở lại.
Giá vàng hôm nay: tăng trở lại. |
Theo tín hiệu thị trường, Fed sẽ có một đợt cắt giảm 50 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/3 tới.
Lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đang ở mức thấp kỷ lục cũng thúc đấy dòng tiền trở lại với vàng.
Vàng tăng còn do nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa hạ 50 điểm phần trăm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 xuống còn 2,4%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.
OECD cũng cảnh báo dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay. Tổ chức này dự đoán GDP của Trung Quốc sẽ chỉ còn tăng 4,9% trong năm 2020, giảm 80 điểm phần trăm so với dự báo ban đầu mà OECB công bố hồi tháng 11/2019.
Việc các TTCK toàn cầu lao dốc cũng khiến giới đầu tư tìm đến trái phiếu và các kênh đầu tư an toàn, trong đó có vàng.
Nhiều dự báo cho rằng, vàng đang có một xu hướng tăng giá rõ ràng và sẽ hướng tới ngưỡng 1.700 USD/ounce. Một số chuyên gia thậm chí còn dự báo vàng sẽ lên đến 2.000 USD/ounce vì các ngân hàng trung ương thế giới tiếp nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 2/3 đa số các cửa hàng vàng giữ vàng 9999 không nhiều biến động ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch 2/3, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 45,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,30 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 46,00 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,47 triệu đồng/lượng (bán ra).
V. Minh