Gần 2 năm nay, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát phức tạp tại Hà Nội, thay vì các chuyến đi tới trung tâm thương mại, cà phê dạo phố,... vào cuối tuần, vợ chồng chị Hà My (30 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) lại cùng hai con “xách balo lên và đi” cắm trại ở những nơi rừng núi vắng vẻ, hiu quạnh. Gia đình nhỏ này đã trải nghiệm “ngủ trong rừng, ăn bên suối” ở hàng chục tỉnh thành khác nhau như Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Đà Lạt,...

Điều đặc biệt, trong mỗi chuyến đi, vợ chồng chị My đều chụp và quay lại những hình ảnh rất đẹp, vừa để lưu kỉ niệm cho con, vừa để chia sẻ địa điểm cắm trại ấn tượng cho mọi người. Không ít cư dân mạng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với “cuộc sống trong mơ” của gia đình Hà Nội này.

{keywords}

Mới đây nhất, gia đình chị My có chuyến đi tới thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn - địa điểm cắm trại “hot” nhất dịp đầu năm

 {keywords}

Một tuần trước đó, gia đình nhỏ đến thác Thăng Thiên, Hòa Bình để trải nghiệm “ngủ trong rừng, ăn ven suối”

{keywords} 

Gia đình nhỏ trải nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La

{keywords}

Cắm trại ngay đồi chè Mộc Châu

Đi thật xa, đi thật nhiều… để giúp con trai bớt nhút nhát

Chị Hà My chia sẻ, trước đây, cậu con trai 6 tuổi của anh chị khá nhút nhát, chậm nói. Không muốn con quanh quẩn trong nhà hay thành phố chật chội, anh chị quyết định dành toàn bộ thời gian cuối tuần để đưa con ra ngoại ô, khám phá thiên nhiên, làm quen cuộc sống dân dã.

 {keywords}

Một thời gian sau, vợ chồng chị My tìm hiểu và cùng con thử trải nghiệm cắm trại. “Ban đầu khi mới cắm trại, gia đình mình thường chọn các địa điểm an toàn, đông người, như Ba Vì chẳng hạn. Lúc đó, chưa có kinh nghiệm nên gia đình mình đi cùng hai người bạn nước ngoài. Họ giúp vợ chồng mình chia sẻ kinh nghiệm cắm trại còn mình thì giới thiệu họ về cảnh đẹp Việt Nam”, chị My chia sẻ.

“Hồi đó đồ đạc còn thiếu nhiều lắm nên cứ khi nào thiếu, mình và con trai lại lon ton chạy sang mượn các lều “hàng xóm”. Tuy ngại nhưng vui. Sau này khi dịch diễn biến phức tạp thì gia đình mình chuẩn bị kĩ lưỡng để hạn chế tiếp xúc”, chị My kể thêm.

 {keywords}

Con trai chị My trò chuyện cùng hai người bạn nước ngoài của bố mẹ

Được theo bố mẹ đi đó đây, con trai chị My ngày càng trở nên dạn dĩ, vui vẻ. Cậu bé thích nghi rất tốt với các môi trường khác nhau, thích thú với hoạt động ngoài trời. Con gái thứ 2, tuy mới chỉ gần 3 tuổi nhưng vô cùng hoạt bát, lém lỉnh. Cứ cuối tuần, hai đứa trẻ lại háo hức chuẩn bị đồ để theo bố mẹ đi khám phá.

{keywords}

Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, gia đình chị Hà My tự đi khám phá những địa điểm mới, mỗi chuyến cách nhau 1-2 tuần. Tiêu chí chọn nơi cắm trại của vợ chồng trẻ là hoàn toàn thiên nhiên, nhiều cây cối, có sông, hồ, suối,... để các con trải nghiệm.

Mỗi chuyến đi, chị Hà My lên kế hoạch trước 1-2 ngày, chủ yếu là tìm địa điểm, còn lại ăn uống, sinh hoạt đã quen nên không cần chuẩn bị quá nhiều. Chi phí thường rơi vào khoảng 400.000 đồng tiền xăng, 300.000 đồng tiền ăn cho cả gia đình.

Các đồ cắm trại như lều, thảm, ghế được ông xã chị My gấp gọn trong cốp xe nên việc chuẩn bị không hề mất thời gian. “Mình dùng chủ yếu là các vật dụng thân thiện môi trường, dùng được nhiều lần, bền bỉ. Thời điểm dịch, mình luôn chuẩn bị thêm nước rửa tay cho các bé”, chị My cho biết.

Mỗi chuyến đi là một “khóa học làm cha mẹ” 

Vợ chồng chị My luôn cố gắng giúp các con vừa học vừa chơi. Chị My thường xuyên nghĩ ra các trò chơi như “tìm kho báu” để các bé luyện từ vựng tiếng Anh về các món đồ hay thử thách lên danh sách đồ cá nhân cho buổi cắm trại… Những trò chơi này giúp hai bé hào hứng hơn.

“Mỗi nơi đặt chân tới, vợ chồng mình thường cho các con lưu lại dấu chân đầu tiên trước khi bố cắm lều. Dấu chân sẽ phai đi nhưng kỷ niệm và tình cảm của hai anh em sẽ lưu giữ mãi. Hai bé luôn đi cùng nhau, anh lớn cũng biết chăm sóc và bảo vệ em gái”, chị nói.

{keywords}

Gia đình nhỏ đặt bàn ăn ngay trên con suối ở Hòa Bình

{keywords}

Một chuyến cắm trại ngay ngoại ô thành phố Hà Nội

Vợ chồng anh chị rất chú trọng dạy con dọn rác, bảo vệ môi trường.

“Mỗi chuyến đi không chỉ là khóa học dành tặng con mà còn là khóa học làm bố mẹ cho vợ chồng mình”, chị My tâm sự. Hồi đầu, anh chị vụng về từ dựng trại, nấu nướng, sắp xếp đồ dùng nhưng càng đi nhiều, các công việc này càng trở nên thuần thục, dễ dàng. Chị My cũng biết cách bình tĩnh, xử lý các tình huống nôn, trớ, mệt mỏi cho con. 

“Có khi đang đi đường thì vướng đinh, thủng lốp hay háo hức tới địa điểm nào đó mà thực tế lại không giống tưởng tượng… Nhưng thay vì thất vọng, vợ chồng mình bình tĩnh tìm cách khắc phục”, chị My chia sẻ. 

{keywords}

Linh Trang (Ảnh: NVCC)