- Trao đổi bên hành lang QH sáng nay, lãnh đạo Bộ TN&MT khẳng định, quy định trong thông tư 33 là để bảo vệ quyền lợi những người có quyền sử dụng đất.
Liên quan đến việc ghi tên các thành viên trong hộ gia đình vào sổ đỏ, lãnh đạo Bộ TN&MT kể, ngày xưa đền bù giải phóng mặt bằng cấp cho gia đình ông A, trong hộ gia đình ông A thời điểm đó quản lý bằng hộ khẩu có thể có con cái ở tuổi vị thành niên hoặc họ hàng ở cùng hộ khẩu.
Những người có quyền về sở hữu, sử dụng đất tại thời điểm đền bù giải phóng mặt bằng có tên trong hộ khẩu thì đều có quyền bình đẳng và phải bảo vệ quyền của họ.
Dần dần cá thể hoá quyền sử dụng đất
Theo vị lãnh đạo này, luật trước đây lỏng lẻo, không cá thể hóa. Còn bây giờ cá thể hóa những người có quyền lợi sử dụng đất trong đó chứ không phải tất cả các thành viên trong gia đình.
Sau này đẻ thêm con, con ông chưa có ở thời điểm đó được cấp quyền sử dụng đất thì con cũng không có quyền, hoặc một người họ hàng đến ở sau này cũng không có quyền.
“Quy định trong thông tư 33 là để bảo vệ quyền lợi những người có quyền sử dụng đất chứ không bảo vệ những người khái niệm theo hộ”, lãnh đạo Bộ TN&MT khẳng định.
Nói về việc xác định quyền sử dụng chung, vị này cho hay, khi cấp đất sẽ xem xét trong hộ gia đình có bao nhiêu người và cũng căn cứ trên định mức như thế nào thì cấp bao nhiêu. Trước đây đất chưa có giá trị và khái niệm hộ, mọi người rất vui vẻ để một người đứng ra đại diện là được rồi.
Nhưng dần dần đất đai cá thể hóa, một miếng đất bao gồm có vợ, có chồng, nếu tài sản đó hình thành khi chưa cưới vợ, chồng thì tài sản đó là của riêng vợ, chồng. Khi cưới mới ghi của vợ, chồng.
“Thông tư này đang giải quyết hậu quả của một thời kỳ chúng ta cấp cho hộ. Trong hộ, có nhiều người được quyền sử dụng, đứng tên. Giờ từng bước cá thể hóa, đây là việc cần thiết phải làm, để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người”, vị lãnh đạo giải thích.
Bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp
Nói về thủ tục quản lý theo quy định này, vị lãnh đạo Bộ TN&MT khẳng định không hề phức tạp hơn trước đây, chỉ có Nhà nước vất vả thêm nhưng những người có quyền hợp pháp được bảo vệ tốt hơn.
Trước đây, cấp cho đại diện chủ sở hữu thì bây giờ từng bước cá thể hóa quyền của những người có quyền sử dụng đất trên đó để thể hiện quyền tài sản.
“Việc này rất cần thiết, không thể để một người mang tính chất đại diện được. Đất là tài sản rất lớn, luôn luôn diễn ra sự tranh chấp phức tạp nên phải hướng dẫn", lãnh đạo Bộ TN&MT nói.
Bỏ hộ khẩu: Đi tay không lên quận làm sổ đỏ
Với việc thực hiện Nghị quyết 112, trong tương lai gần, người dân sẽ đi tay không để làm thủ tục đăng ký kết hôn, sổ đỏ...
Hà Nội: Mua nhà ở dự án sai phạm vẫn được cấp sổ đỏ
Hà Nội sẽ chú trọng việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với người mua nhà tại các dự án liên quan đến chủ đầu tư xây dựng có vi phạm.
Xem xét cấp sổ đỏ chung cư sai phạm của đại gia 'điếu cày'
Hà Nội đang xem xét cấp sổ đỏ cho người mua căn hộ ở những dự án sai phạm, trong đó có các khu đô thị của đại gia “điếu cày” Thanh Thản.
Sẽ xử lý nghiêm công chức nhũng nhiễu khi cấp sổ đỏ
"Nếu xác định nguyên nhân gây khó khăn trong cấp sổ đỏ cho người dân là do cán bộ công chức, viên chức thì xử lý ngay những cá nhân đó" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Cán bộ vòi tiền dân làm sổ đỏ, làm giả phiếu thu
Cán bộ địa chính xã Ngọc Trạo (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) bị “tố” liên tục vòi tiền người dân để làm sổ đỏ, thậm chí thu tiền thuế trước bạ nhà đất của người dân sai quy định, sau đó làm phiếu thu khống để qua mặt người dân.
Thu Hằng