- Chỉ trong 2 năm, Hồ Khắc Hiếu đã có “gia tài” nghiên cứu tại Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) với 8 bài nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín. Hồ Khắc Hiếu vừa được công nhận chức danh phó giáo sư (PGS) khi bước sang tuổi 31 - là người trẻ nhất trong đội ngũ PGS năm nay.

Gánh hàng rong của mẹ nuôi ước mơ tiến sĩ cho con

 Mãi đến bây giờ, bạn đồng môn cũng nhưnhững giáo sư khó tính nhất ở Viện Vật lý cũng đều thừa nhận chàng trai trẻ Hồ Khắc Hiếu (sinh năm 1984), quê ở thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã vượt qua bao khốn khó để đến với khoa học bằng niềm đam mê cháy bỏng.

{keywords}
Khắc Hiếu tại phòng làm việc của ĐH Duy Tân

Năm 2002, Hiếu đậu vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐHQGHà Nội và  được chọn vào lớp đào tạo Cửnhân tài năng ngành Vật lý.

Khi đang học năm thứ nhất đại học thì nhận tin ba mất. Nơi đất nghèo chỉ còn mẹ và gánh hàng rong nhỏ nuôi anh em Hiếu ăn học.

Suốt quãng đời sinh viên, Hiếu nhận nhiều giải thưởng như: Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐHQG Hà Nội năm học 2003, năm 2005; sinh viên đạt kết quả họctập Xuất sắc năm học 2004-2005 và 2005- 2006.

Năm 2006,  Hiếu tốt nghiệp ra trường với tổng điểm đạt trên 8,6 và được nhà trường chuyển thẳng làm nghiên cứu sinh, rồi về giảng dạy bộ môn Vật lý tại Trường ĐH Xây dựng Hà Nội.

Sau hơn 4 năm miệt mài nghiên cứu, Hiếu đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ chuyên ngành Vật lý lý thuyết và Vật lý toán với công trình khoa học “Nghiên cứu cáccumulant và hệ số Debye -Waller của tinh thể và hợp chất bán dẫn dưới ảnh hưởngcủa nhiệt độ và áp suất” ở tuổi 26. 

Phó giáo sư trẻ và khát vọng Duy Tân

Sau khi bảo thành công luận án,  Hiếu tiếp tục công tác tại Trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Đến đầu năm 2012, Hiếu rời Hà Nội về công tác tại Viên nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Trường ĐH Duy Tân theo diện “thu hút nhân tài”.

GS.TSKH Vũ Xuân Quang Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Trường ĐH Duy Tân cho biết, Hiếu đã cùng với đồng nghiệp xây dựng và phát triển ngành khoa học Vật lý còn non trẻ tại miền Trung.

“Được làm việc trong môi trường thuận lợi, nhất là cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại của nhà trường trên tinh thần Duy Tân, nên anh em nghiên cứu trẻ như mình không còn phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền. Chỉ tập trung sức lực vào nghiên cứu nên mới đạt được kết quả như vậy” - Hiếu kể.

GS Quang cho biết thêm: Hiếu có một điểm rất đặc biệt so với các  anh em khác trong viện này là không phải tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài về. “Đến bây giờ có thể nói Hiếu là “hàng nội” chính hãng made in VietNam”.

Ông Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân thông tin,nhà trường chúng tôi đã xây dựng được đội ngũ các nhà khoa học trẻ được đào tạotrong nước như một tài sản vô giá của mình.

“Đợt xét công nhận chức danh giáo sư này, tổng số điểm nghiên cứu khoa học của Hiếu vượt trội hẳn lên. Thực ra, chỉ cần 6 điểm đủ tiêu chuẩn PGS nhưng của Hiếu đạt tới gấp 2 lần số điểm công nhận”- Ông Hải nói.

Đánh giá về chất lượng các nghiên cứu khoa học và đề tài cũng như thời gian so với thế giới, GS Quang khẳng định: "Số lượng các công bố của Hiếu thuộc loại nhanh và nhiều. Đối với nghiên cứu sinh ở nước ngoài một nămlàm 1 bài hoặc  2 bài là cùng. Ngay cả tiến sĩ người nước ngoài, mỗi năm họcũng chỉ làm một đến hai bài nghiên cứu khoa học. Tất nhiên, anh Hiếu có thuân lợi là nghiên cứu về lý thuyết nhưng lý thuyết thì cũng không phải ai cũng có thể làm được".

  • Lê Minh