- Trong 3 ngày từ 28 đến 30/11, cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 27 (OLP’18) và Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực châu Á – Hà Nội năm 2018 sẽ được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Gần 700 sinh viên công nghệ thông tin ưu tú của Việt Nam và châu Á hội tụ tại cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 27 và Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực châu Á – Hà Nội năm 2018 |
OLP’18 và ICPC Hà Nội là điểm tụ hội của gần 700 sinh viên công nghệ thông tin ưu tú từ gần 100 trường đại học và cao đẳng trên khắp Việt Nam và các quốc gia châu Á.
Tham gia vòng loại ICPC Asia Hà Nội có 125 đội tuyển, trong đó 107 đội Việt Nam và 18 đội tuyển sinh viên quốc tế tới từ châu Á. Kỳ thi này sẽ lựa chọn các đội tuyển xuất sắc nhất vào vòng chung kết ICPC toàn cầu tổ chức tại Porto, Bồ Đào Nha vào tháng 4/2019.
Lễ khai mạc cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam được tổ chức vào sáng ngày 28/11. Lễ khai mạc Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC khu vực châu Á sẽ được tổ chức vào ngày 29/11. Chiều ngày 28/11, các thí sinh sẽ dự thi các nội dung cá nhân của OLP’18, ngày 29/11 thi các nội dung Phần mềm nguồn mở.
18 đội tuyển tham dự ICPC đến từ 5 quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, trong đó có các đội tuyển tới từ các trường đại học mạnh và nổi tiếng như: ĐH Bắc Kinh, ĐH Giao thông Thượng Hải, ĐH Quốc gia Tokyo, ĐH Quốc gia Hàn Quốc, ĐH Đài Loan, ĐH Quốc gia Indonesia.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại lễ khai mạc |
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm nói khẳng định, cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam là cuộc thi lớn nhất trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam, có bề dày lịch sử 27 năm. “Đây là sân chơi của nguồn nhân lực CNTT trẻ, chất lượng cao của đất nước, là nơi sớm nhận diện các nhân tài trong lĩnh vực CNTT. Nhiều sinh viên xuất sắc đã trưởng thành và thành công qua cuộc thi này” – Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng cho biết, mặc dù cuộc cách mạng 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức với đất nước, với các bạn sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước, nhưng chúng ta vững tin rằng Việt Nam có thể làm chủ được tương lai, vượt qua được thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng CNTT. Ông khẳng định những sinh viên dự thi ngày hôm nay chính là lực lượng ưu tú giúp đất nước vươn lên trong cách mạng công nghiệp 4.0.
“Tôi cũng tin tưởng rằng thông qua cuộc thi, các trường và các nhà tài trợ sẽ phát hiện ra các tài năng về CNTT của đất nước để cùng tập trung đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt cho nguồn nhân tài này”.
Nguyễn Thảo
Đề xuất xây dựng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong khối ASEAN
Sáng 13/9, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 đã diễn ra Tọa đàm “Xây dựng tri thức số trong ASEAN”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã tới tham dự và phát biểu tại Tọa đàm.
Công nghệ thông tin: ngành học chưa bao giờ ‘nguội’
Ngành Công nghệ thông tin đang nổi lên như một giải pháp giúp cung cấp thêm nguồn nhân lực chuyên môn, đáp ứng những nhu cầu cần thiết của xã hội trong sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bất ngờ tuyển sinh ngành Kế toán, Công nghệ thông tin bằng tổ hợp khối C
Năm 2018, có những trường tuyển sinh khối ngành kỹ thuật, công nghệ, thậm chí đòi hỏi nhiều tính toán như kế toán, tài chính nhưng... không có môn Toán mà bằng các tổ hợp khối C.
Sinh viên ngành khác có thể đổi sang ngành công nghệ thông tin
Sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác nếu có nguyện vọng có thể được chuyển sang học các ngành công nghệ thông tin (CNTT) ở trong cùng một cơ sở đào tạo hoặc các cơ sở đào tạo khác.
Bác sĩ 90 tuổi tự học công nghệ thông tin
Ở tuổi xưa nay hiếm, ông Phạm Văn Hựu vẫn tự học để khai thác máy tính cùng mạng internet trong cuộc sống và công việc nối kết cộng đồng.