“Đây là ngày đẫm máu nhất kể từ khi cuộc chính biến Myanmar nổ ra hôm 1/2. Trong ngày hôm nay, chúng ta đã có tới 38 người thiệt mạng. Tính đến nay, hơn 50 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương kể từ khi cuộc đảo chính nổ ra”, bà Burgener nói với hãng tin Reuters tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, Mỹ hôm 3/3 (giờ địa phương).
Cảnh sát Myanmar được triển khai chống bạo động hôm 3/3. Ảnh: AP |
Trong cuộc đối thoại với Phó Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Soe Win cùng ngày, bà Burgener đã lên tiếng cảnh báo giới quân sự Myanmar có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp mạnh mẽ từ một số quốc gia, cũng như bị cô lập vì đảo chính
“Câu trả lời của ông Soe Win trong cuộc đối thoại là Myanmar từng chịu rất nhiều lệnh trừng phạt, và nước này vẫn tồn tại. Khi nhận được cảnh báo về việc bị cô lập, ông Win cho biết Myanmar đã học được phương thức phát triển, khi họ chỉ cần hợp tác với một số quốc gia”, bà Burgener nói thêm.
Trong một diễn biến khác, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết nước này cảm thấy kinh hoàng trước sự gia tăng bạo lực tại Myanmar. Hiện chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đánh giá về những biện pháp phản ứng, cũng như các hành động “phù hợp” nhằm vào giới quân sự Myanmar.
Tuấn Trần
Bạo lực tái diễn ở Myanmar, ít nhất 13 người thiệt mạng
Theo hãng tin Reuters, ít nhất 13 người biểu tình đã thiệt mạng do đụng độ với các lực lượng an ninh Myanmar trong ngày 3/3.
Tổng thống Myanmar đối mặt hai cáo buộc mới, có thể ngồi tù 3 năm
Tổng thống Myanmar Win Myint, người đang bị quân đội giam giữ sau cuộc đảo chính hôm 1/2, vừa phải đối mặt với hai cáo buộc mới với mức án ít nhất 3 năm tù.