Bê bối thu thập thông tin cuộc gọi và tin nhắn người dùng của Facebook được cho là đã kéo dài trong nhiều năm. Nhưng sau 1 tuần bị phát hiện, Facebook vẫn chưa giải thích tại sao họ thu thập tin nhắn và cuộc gọi người dùng.
Phát hiện của một người dùng được tiết lộ vào tuần trước khi người đàn ông tại New Zealand tìm thấy tất cả các dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn trong kho lưu trữ Facebook của mình.
Vụ việc này một lần nữa khiến người dùng phẫn nộ buộc Facebook phải đăng một bài trên blog cố gắng giải thích vấn đề. Nhưng bài blog thực chất là một lời giải thích vì sao Facebook đúng còn tất cả mọi người đều sai. Thay vì thừa nhận việc thu thập dữ liệu trên điện thoại Android của hàng triệu người dùng là một vấn đề thực sự.
CEO Facebook, Mark Zuckerberg |
Có rất nhiều thứ trong bài Facebook viết trên blog, nhưng có một điều nổi bật hơn tất cả: Facebook không cho biết lý do tại sao họ thu thập lịch sử cuộc gọi và dữ liệu tin nhắn SMS trên điện thoại của người dùng. Trong bài đăng trên blog, Facebook cho biết: "Lịch sử cuộc gọi và tin nhắn.... giúp bạn tìm kiếm và kết nối với những người mà bạn quan tâm, cũng như cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt hơn trên Facebook".
Trong một thông báo gửi cho trang Ars Technica khi vụ việc vừa vỡ lở, phát ngôn viên của Facebook cho biết: "Phần quan trọng nhất của các ứng dụng và dịch vụ kết nối là khiến việc tìm kiếm những người mà bạn muốn kết nối trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, lần đầu bạn đăng nhập vào một ứng dụng nhắn tin hay ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại, việc tải danh bạ lên điện thoại là một thực tế phổ biến".
Nếu Facebook thực sự chỉ lấy thông tin về tất cả những người bạn đã từng liên lạc để thử và kết nối với bạn trên Facebook (điều mà Facebook nói), thì cũng không có lý do nào để Facebook lưu giữ chi tiết về thời gian, địa điểm và thời lượng cuộc gọi, tin nhắn của từng người.
Người dùng phát hiện Facebook thu thập lịch sử cuộc gọi và tin nhắn |
Thay vì trả lời câu hỏi quan trọng - tại sao Facebook cần biết điều này về tôi?! - công ty đang cố gắng thu xếp vụ bê bối theo cách để phần thắng nghiêng về họ. Cố gắng giải thích rằng, Facebook không bao giờ lưu giữ cuộc gọi và tin nhắn của người dùng mà không được sự cho phép của họ, và việc thu thập thông tin này là việc làm thường tình mà thôi.
Điều đó đã không để ý đến 2 mối bận tâm chính của người dùng:
Một là, Facebook yêu cầu cho phép thu thập dữ liệu rất đơn giản chỉ bằng một nút bấm giống như hàng loạt các công cụ khác, để khả năng người dùng không bấm chọn khó xảy ra.
Hai là, Facebook thậm chí không nên thu thập dữ liệu này.
Người dùng có thể từ bỏ quyền riêng tư của mình để đổi lấy lợi ích từ dịch vụ. Nhưng họ cần được biết rõ chính xác dữ liệu nào đang được sử dụng và lý do tại sao cuộc trao đổi dữ liệu - dịch vụ này là có thể chấp nhận được.
Facebook đã thất bại trong cả 2 bài kiểm tra đó. Rõ ràng là mọi người ngạc nhiên khi biết dữ liệu của mình đang bị thu thập trái phép, nghĩa là hệ thống của Facebook có vấn đề.
H.N. (tổng hợp)
Người Mỹ mất niềm tin vào Facebook?
Theo một cuộc thăm dò mới đây của Reuters/Ipsos, chưa đầy một nửa người Mỹ được hỏi tin tưởng Facebook đang tuân thủ luật bảo mật cá nhân. Điều này cũng có nghĩa, hơn một nửa người Mỹ đang mất niềm tin vào mạng xã hội này.
Nhiều công ty lớn rút quảng cáo trên Facebook
Ít nhất ba công ty là Sonos, Commerzbank (CRZBF) và Mozilla đã rút các quảng cáo trên Facebook sau khi vụ bê bối dữ liệu người dùng trên mạng xã hội này bị phanh phui.
CEO Facebook chính thức xin lỗi trên các báo lớn Anh, Mỹ
Mark Zuckerberg, người sáng lập mạng xã hội lớn nhất thế giới, đã thuê quảng cáo nguyên trang trên các báo Anh để xin lỗi về bê bối liên quan tới an ninh của Facebook.