Facebook vừa đẩy mạnh chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng về các thông tin bịa đặt, sai sự thật bằng cách cho đăng quảng cáo chỉ dẫn 10 bước giúp phát hiện những thông tin giả mạo này trên các báo giấy của Anh.
Các quảng cáo của Facebook trên nhiều tờ báo lớn ở Anh, kể cả The Times, The Guardian và Daily Telegraph, đã liệt kê 10 bước giúp công chúng xác định một thông tin có chân thực hay không. Các bước này bao gồm cả việc kiểm tra ngày đăng thông tin, địa chỉ website đăng tải cũng như đảm bảo rằng bài viết không nhằm mục đích châm biếm.
Facebook đang đối mặt với các vô số áp lực phải ra tay ngăn chặn tin tức giả mạo ngay trước thời điểm diễn ra tổng tuyển cử ở Anh. Theo một phóng sự điều tra phát sóng tuần này của chương trình BBC Panorama, mạng xã hội lớn nhất hành tinh có ảnh hưởng lớn đến cả cuộc tổng tuyển cử Mỹ và trưng cầu dân ý rời Liên minh châu Âu của Anh hồi năm ngoái.
Cụ thể, việc phát tán tin tức giả mạo trên Facebook bị cáo buộc là ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Facebook đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc nói trên, nhưng trong một báo cáo công bố ngày 27/4, mạng xã hội này đã lên tiếng thừa nhận việc bị lợi dụng tạo dư luận sai lệch về các vấn đề chính trị ở nhiều nơi trên thế giới. Facebook cho biết, một số hoạt động trên mạng xã hội này "đòi hỏi hành động chấn chỉnh".
Khi chỉ còn một tháng nữa là tới tổng tuyển cử của Anh, áp lực đòi Facebook phải ra tay triệt hạ tin tức giả mạo ở đảo quốc sương mù chắc chắn sẽ gia tăng.
Theo các chuyên gia, những kẻ phát tán tin tức giả mạo kiếm tiền nhờ những cú kích chuột vào các quảng cáo chèn vào nội dung bịa đặt hoặc sai sự thật của chúng. Cả Google và Facebook đều cam kết sẽ ngăn chặn những đối tượng này lợi dụng các dịch vụ quảng cáo của họ, nhưng kết quả thu được trong thực tế chưa như mong muốn.
Điều khiến nhiều người tò mò là Facebook đã chọn các tờ báo giấy ở Anh để đăng quảng cáo hướng dẫn cách phát hiện tin tức giả mạo. Danh sách 10 bước giúp thực hiện quá trình này được đánh giá khá hữu ích và sẽ được các nhà báo áp dụng để kiểm tra các nguồn tin.
Tuấn Anh (Theo BBC)
Facebook cam kết phối hợp Bộ TT&TT gỡ bỏ tài khoản mạo danh
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn khẳng định, việc xử lý các thông tin giả mạo trên Google, Facebook hoàn toàn không vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận.
Facebook thừa nhận bị lợi dụng tạo dư luận sai lệch về chính trị
Facebook vừa công bố báo cáo thừa nhận mạng xã hội này đã bị lợi dụng tạo dư luận sai lệch về các vấn đề chính trị ở nhiều nơi trên thế giới.
Thái Lan ra tay chặn tin xấu độc trên YouTube, Facebook
Nhà chức trách Thái Lan vừa chính thức xúc tiến chiến dịch ngăn chặn các trang web và cổng thông tin có chứa nội dung độc hại, trái với quy định pháp luật của nước này.
Facebook cam kết phối hợp với Việt Nam xử lý tin xấu độc
Trong buổi làm việc với Bộ TT&TT, đại diện Facebook đã cam kết sẽ phối hợp với nhà chức trách Việt Nam ngăn chặn thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội này.
Bị phạt hơn 10 tỷ đồng vì 1 bình luận trên Facebook
Một người phụ nữ sống tại bang North Carolina (Mỹ) đã phải trả một cái giá không nhỏ, án phạt lên đến 500.000USD (khoảng hơn 10 tỷ đồng) cho một bình luận mà bà đã đăng tải lên Facebook.
Facebook xét lại quy trình báo xấu sau livestream thú tội của kẻ sát nhân
Sau vụ livestream thú tội của một kẻ sát nhân ở Mỹ, Facebook đang xét lại quy trình báo cáo sự cố/lạm dụng (report) nhằm giúp người dùng thông báo kịp thời cho ban quản trị biết các nội dung sai trái.
Facebook ra tay chặn 30.000 tài khoản giả mạo
Facebook tuyên bố vừa ra tay triệt phá hàng chục ngàn tài khoản giả mạo ở Pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phát tán tin rác, thông tin bịa đặt, sai sự thật hoặc lừa đảo.
Facebook kích hoạt chế độ chặn video nhạy cảm
Facebook vừa phải kích hoạt một hệ thống kiểm duyệt "nội dung nhạy cảm" để chặn các video có nội dung bạo lực, ác tâm hoặc phát tán ảnh "nóng" trả thù tình.
Google, Facebook đối mặt khoản tiền phạt hàng chục triệu đô
Google, Facebook và tập đoàn truyền thông xã hội lớn khác sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ lên tới 50 triệu euro (53 triệu USD) tại Đức nếu những tập đoàn này không xoá các tin tức giả mạo, các nội dung thù địch kịp thời.