Mark Zuckerberg cũng là một nạn nhân của deepfake. Ảnh: Internet |
Thay đổi chính sách được Facebook công bố trên blog vào tối muộn ngày 6/1 (giờ địa phương), xác nhận tin đồn trước đó trên Washington Post. Trong blog này, Facebook cho biết sẽ bắt đầu gỡ bỏ nội dung đã được chỉnh sửa khiến ai đó hiểu lầm hoặc do trí tuệ nhân tạo, thuật toán máy học tạo ra. Dù vậy, nó không bao gồm video “chế”, châm biếm hay video được sửa đổi để bỏ các từ hay thay đổi trật tự.
Mạng xã hội thay đổi chính sách ngay trước phiên điều trần của Ủy ban Năng lượng và Thương mại về tác động của truyền thông, dự kiến diễn ra hôm 8/1. Phó Chủ tịch phụ trách quản lý Chính sách toàn cầu Facebook – tác giả bài blog – sẽ đại diện cho công ty đứng trước các nhà lập pháp trong buổi điều trần này.
Lệnh cấm deepfake được đưa ra sau khi một video chỉnh sửa người phát ngôn của Hạ viện - Nancy Pelosi – lan truyền trên mạng xã hội mùa hè năm 2019. Video được xem rộng rãi trên Facebook và khi được hỏi, công ty nói nó không vi phạm bất kỳ chính sách nào. Có vẻ lệnh cấm của Facebook cũng không áp dụng cho video cả Pelosi vì nó không phải sản phẩm của AI mà chỉ được chỉnh sửa bằng phần mềm.