Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng Mỹ (EEOC) đang xác nhận cáo buộc phân biệt màu da của Facebook. Vào tháng 7/2020, nhân viên Facebook Oscar Jr. cùng 2 người khác đã đệ đơn khiếu nại đến EEOC.
Facebook bị tố ngược đãi nhân viên da màu. Ảnh: Alex Castro / The Verge. |
Họ cho rằng công ty không công bằng trong việc tuyển dụng các ứng viên da màu. Veneszee cũng cho biết Facebook đã không thể hiện sự bình đẳng trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, EEOC vẫn chưa thể tìm ra bằng chứng xác thực cho sự việc trên.
Dựa trên đánh giá của EEOC, rất có khả năng chính sách tuyển dụng của Facebook là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt màu da. Nếu đây là sự thật thì Facebook có thể bị khởi kiện trong tương lai, theo Reuters.
Thực chất, đây không phải lần đầu tiên xảy ra tranh cãi về việc Facebook phân biệt chủng tộc. Vào năm 2018, Mark Luckie (chuyên viên phát triển đối tác) đã gửi tin nhắn nội bộ tới đồng nghiệp trước khi nghỉ việc. Mark cho biết lý do thôi việc là công ty đã nhiều lần ngược đãi nhân viên da màu.
“Trong công ty còn có nhiều bảng hiệu 'Black Lives Matter' hơn nhân viên da màu”, Mark nói. Anh cho rằng Facebook không thể đại diện cho sự bình đẳng khi số lượng nhân viên từ các cộng đồng chưa tương xứng.
Môi trường làm việc và thăng tiến của Facebook bị cho là không công bằng. Ảnh: ST FILE. |
Thống kê năm 2020 cho thấy Facebook chưa thực hiện được điều họ nhắm tới. Qua đó, công ty chưa đạt mục tiêu 50% nhân viên đến từ các cộng đồng thiểu số. Tháng 6/2020, nhiều nhân viên đã đình công khi Facebook quyết định ngó lơ bài đăng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Họ cho rằng bài viết là mối nguy ngại cho những người đang biểu tình chống phân biệt sắc tộc.
Theo phát ngôn viên của Facebook, việc tạo nên một môi trường làm việc an toàn, nơi mọi người đều được tôn trọng là vô cùng thiết yếu. Facebook cũng cho biết họ sẽ điều tra kỹ càng về mọi cáo buộc phân biệt chủng tộc trong nội bộ.
Theo Zing/The Verge
Nga dọa phạt Facebook vì phong tỏa tài khoản truyền thông nước này
Cục giám sát truyền thông Nga cho rằng những hành động của Facebook vi phạm các nguyên tắc chính trong việc tự do phổ biến thông tin, quyền truy cập không bị cản trở và là hành động kiểm duyệt.