{keywords}
 

“Sân chơi” công nghệ triệu đô

Từ con số khoảng 2,6 triệu camera quan sát hoạt động năm 2019, thị trường Việt Nam ước tính tăng thêm 4 triệu camera an ninh trong năm 2021 (tương đương với khoảng 1/4 quy mô thị trường điện thoại thông minh). Chỉ tính riêng phân khúc camera an ninh wi-fi, tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2020 là hơn 27 triệu USD.

Cùng với xu hướng phát triển của công nghệ 5G và IoT (Internet of things), các sản phẩm camera wi-fi thế hệ mới đã được tích hợp nhiều công nghệ thông minh. Từ đó, nhu cầu lắp đặt camera quan sát tại nhiều hộ gia đình của Việt Nam đã mở rộng. Ngoài các chức năng giám sát an ninh truyền thống, camera giờ đây có thể đáp ứng các nhu cầu đặc thù như: chủ động quan sát và chăm sóc mái ấm từ xa, hoặc hỗ trợ giao tiếp không chạm... bên cạnh xu hướng tích hợp công nghệ an ninh thông minh (một phần của các giải pháp nhà thông minh) ngày càng “nở rộ” ở các tỉnh thành lớn.

Sự xuất hiện của thương hiệu “glocal”

“Glocal” là từ kết hợp giữa “global” (toàn cầu) và “local” (địa phương) nhằm chỉ những thương hiệu quốc tế có sự am hiểu về một thị trường cụ thể. Tại nước ta, các thương hiệu “glocal” đang xuất hiện ngày một nhiều. Họ dựa vào các lợi thế về sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm, cũng như khả năng thích ứng cao để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đặc thù người Việt.

Trong tổng số giá trị 27 triệu USD của dòng sản phẩm camera Wi-Fi nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2020, có tới 95% đến từ 3 thương hiệu quốc tế, trong đó các sản phẩm của thương hiệu EZVIZ đã chiếm hơn 52% tổng giá trị nhập khẩu toàn thị trường.

Theo kết quả nghiên cứu thị trường của B&Company, với hơn 40 chủng loại sản phẩm với mức giá hợp lý, phục vụ cả nhu cầu lắp đặt trong nhà và ngoài trời, kết hợp công nghệ lưu trữ điện toán đám mây toàn cầu, EZVIZ đã chiếm thị phần lớn nhất của phân khúc camera wi-fi trên thị trường camera giám sát an ninh . Đặc biệt, EZVIZ trở thành thương hiệu đứng đầu ở phân khúc camera an ninh ngoài trời (Outdoor) và camera Wi-Fi quay quét tích hợp công nghệ mới.

{keywords}
Giá trị camera an ninh wi-fi nhập khẩu theo thương hiệu và tổng lượng nhập khẩu theo dòng camera năm 2020

Nắm bắt được các nhu cầu đa dạng của người dùng, nhiều thương hiệu camera wi-fi đã được tích hợp thêm các công nghệ thông minh như: nền tảng lưu trữ đám mây với mã hoá bảo mật nhiều lớp, công nghệ AI. Ngày nay, đa số các dòng camera wi-fi đều có thể kết nối với các trợ lý thông minh ảo như Alexa của Amazon hay Google Assistant. Chỉ với một cái chạm tay, người dùng có thể quan sát ngôi nhà từ xa thông qua các thiết bị cầm tay thông minh; hay thậm chí trò chuyện trực tuyến cùng người thân thông qua công nghệ trò chuyện hai chiều.

{keywords}
 

Phát triển từ xu hướng đó, EZVIZ đã thiết lập các giải pháp lữu trữ với máy chủ được đặt tại Việt Nam bên cạnh các nền tảng lưu trữ toàn cầu. Đại diện EZVIZ cho biết: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là bảo mật thông tin của khách hàng, từ đó mang lại sự truy cập an toàn và ổn định cho người dùng”.

Thương hiệu này đồng thời áp dụng tính năng xác thực nhiều lớp, sử dụng nền tảng máy chủ từ Amazon, đồng thời yêu cầu mật khẩu duy nhất cho từng người dùng, tăng cường bảo mật. Ngoài ra, nhằm giúp kiểm soát số người điều khiển camera, trên phần mềm quản lý camera cũng hiển thị số lượng người đang theo dõi, cho phép người dùng phát hiện các dấu hiệu khả nghi, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.

Triển vọng mở rộng thị trường

Theo báo cáo của B&Company, xu hướng giải pháp nhà thông minh (smart home) ngày một phát triển, kéo theo sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường camera wi-fi an ninh tại Việt Nam.

Báo cáo Global Web Index cho thấy, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia Đông Nam Á trong top 10 thị trường trên thế giới có tỉ lệ sở hữu các thiết bị nhà thông minh cao nhất. Đặc biệt, 46% người dùng các thiết bị nhà thông minh sở hữu các giải pháp về an toàn (như chuông cửa điều khiển từ xa hay camera an ninh), tỉ lệ sở hữu cao nhất trong các nước được nghiên cứu ở phân khúc sản phẩm này.

Ngọc Minh