Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại một số địa phương và để tổ chức chạy tàu đạt hiệu quả, tiết kiệm chi phí, Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn đã cho tạm dừng chạy đôi tàu SE3/SE4 xuất phát Hà Nội, Sài Gòn ngày 8/7 và từ ngày 10/7 đến ngày 23/7.

{keywords}
Từ ngày 9/7, ngành đường sắt sẽ không bán vé cho khách đi và đến ga Sài Gòn

Từ 9/7, ngành đường sắt sẽ không bán vé cho hành khách đi từ ga Sài Gòn và đi từ các địa phương khác đến ga Sài Gòn. Đồng thời, tàu cũng không đón khách tại ga Dĩ An (Bình Dương); không đón và trả khách tại ga Tuy Hòa (Phú Yên).

Từ ngày 10/7 trở đi, ngành đường sắt chỉ còn chạy đôi tàu SE7/SE8 trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Tuy nhiên, cặp tàu này sẽ không bán vé cho hành khách đi từ ga Sài Gòn đến các ga và đi từ các ga đến ga Sài Gòn.

Hành khách có vé đi tàu từ ga Sài Gòn đi, đến các ga hoặc các đoàn tàu bãi bỏ sẽ được bảo lưu vé hoặc liên hệ nhà ga trước giờ tàu chạy để trả vé.

Từ 0h tối 9/7, toàn TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nhằm kiểm soát, khống chế dịch bệnh Covid-19.

Sở GTVT được Chủ tịch UBND TP.HCM giao chủ động làm việc, kiến nghị Bộ xem xét hạn chế hoặc tạm ngừng các hoạt động hàng không và đường sắt đi và đến TP.HCM.

Đồng thời, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở GTVT tạm ngừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe ô tô, trừ trường hợp vận chuyển cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia, công nhân… và một số phương tiện taxi chở người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết.

Tạm ngừng hoạt động của xe công nghệ hai bánh và xe hai bánh truyền thống (xe ôm) vận chuyển hành khách.

Đối với hàng không, hiện nay đã có 9 địa phương tạm dừng tiếp nhận các chuyến bay thương mại tới TP.HCM gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Gia Lai, Kiên Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.

Từ 9/7, phương tiện ra vào TP.HCM bằng giấy nhận diện

Từ 9/7, phương tiện ra vào TP.HCM bằng giấy nhận diện

Sở GTVT TP.HCM đã có phương án tổ chức giao thông cho các phương tiện lưu thông trong vùng Đông Nam Bộ  thời gian TP.HCM giãn cách xã hội.                              

Tuấn Kiệt