-Biển hiệu của các cửa hàng mặt tiền trên phố Lê Trọng Tấn mở rộng được quy hoạch đồng bộ đã gây nên sự tranh cãi với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Đường Lê Trọng Tấn mở rộng là tuyến phố văn minh kiểu mẫu lần đầu tiên được xây dựng ở Thủ đô. Với chiều dài hơn 1,5km, điểm đầu giao với đường Tôn Thất Tùng, điểm cuối giao với tuyến đường phía đông sông Lừ, mặt cắt ngang từ 27 đến 30m, chiều rộng mặt đường 15m, gấp 3 so với con đường cũ đã nhận được nhiều ý kiến tích cực của người dân khi đường phố thông thoáng không còn tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra.
Ngày 7/5, tuyến đường Lê Trọng Tấn mở rộng chính thức được thông xe. |
Một trong những điểm đáng chú ý nhất là việc đồng bộ hệ thống biển quảng cáo tại các cửa hàng kinh doanh dọc tuyến phố với hai màu xanh và đỏ chủ đạo. Theo đó, chiều cao trung bình của các loại biển bảng quảng cáo so với mặt đất được cố định khoảng 3,2m – 3,3m, chiều cao bảng biển là 1,1m. Điều này đang gây nên sự tranh cãi với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất là việc đồng bộ hệ thống biển quảng cáo tại các cửa hàng kinh doanh dọc tuyến phố với hai màu xanh và đỏ chủ đạo. |
Có ý kiến cho rằng việc đồng bộ hóa biển quảng cáo là nên làm và góp phần giúp tuyến phố trở lên văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng, việc làm này sẽ gây khó khăn cho các hộ kinh doanh khi khách hàng không thể nhận dạng được thương hiệu cần tìm. Trong đó quy định chỉ có hai màu chủ đạo là xanh và đỏ là quá nhàm chán đơn điệu.
Theo ông Đào Ngọc Nghiêm – Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố biển quảng cáo cần có sự hài hòa đồng bộ bởi đó còn là diện mạo văn hóa, thẩm mỹ.
Trước những ý kiến của dư luận về màu sắc quy định chưa phù hợp với một số thương hiệu lớn, lãnh đạo quận Thanh Xuân cho biết sẽ xin ý kiến thành phố để điều chỉnh cho phù hợp. Theo đó từ thực tế việc triển khai chỉnh trang tuyến đường Lê Trọng Tấn, quận và thành phố sẽ tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm tiếp thu ý kiến của người dân và dư luận để tiếp tục nhân rộng trên một số tuyến đường khác.
Tuy nhiên, vẫn có những cửa hàng giữ nguyên thương hiệu trên biển quảng cáo |
Trước đây, Hà Nội từng thí điểm tuyến đường kiểu mẫu ở phố Chùa Bộc (Đống Đa), tuy nhiên không thành công do người dân tự phát làm nhà và biển quảng cáo. Trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội hiện nay, việc đặt biển hiệu quảng cáo cũng đang diễn ra theo kiểu tự phát có khi biển hiệu chen kín trên từng nhà, từng công trình
Biển hiệu quảng cáo tại ngã tư Xuân Thủy – Cầu Giấy.
Hình ảnh những công trình vốn bị quây kín bởi đủ loại biển hiệu lập lòe đến hoa mắt trên nhiều đường phố ở Hà Nội.
Ở đây có diện tích ở đó có biển hiệu quảng cáo? Biển hiệu quảng cáo chen nhau trên đường Cầu Giấy. Không cần biết có thương hiệu hay không mặt bằng diện tích lớn thì biển hiệu cũng lớn. Khu vực đường Nguyễn Chí Thanh Một góc giao giữa phố Tây Sơn và đường Láng. Trên đường Nguyễn Văn Huyên (kéo dài) – một trong những con đường được mệnh danh “đắt nhất Việt Nam”. Biển quảng cáo trên đường Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu – đây cũng là một trong những con đường “đắt nhất Việt Nam”. Biển quảng cáo tại ngã tư Kim Liên – Ô Chợ Dừa. |
Hồng Khanh