Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp được tổ chức ngày 23/5 tới đây. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng, nhiều tỉnh, thành đã có những cách làm sáng tạo nhằm vừa đảm bảo bầu cử đúng luật, vừa phòng, chống dịch. 

Quảng Ngãi nói không với bầu cử thay ngay cả khi dịch bệnh

Trao đổi với VietNamNet, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cho biết, công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp cơ bản đã hoàn tất.

Tỉnh Quảng Ngãi đã họp ủy ban bầu cử 4 lần, hoàn thành xong tiếp xúc cử tri, tuyên truyền rộng rãi danh sách các ứng cử viên trên các phương tiện truyền thông.

 

{keywords}

Nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi đã niêm yết danh sách các ứng cử viên bầu cử

Theo bà Vân, tỉnh đã thành lập 4 tiểu ban để phục vụ, lên kế hoạch thực hiện tốt công tác bầu cử. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ngãi đã lên 4 phương án, kế hoạch bầu cử trong điều kiện tỉnh có dịch.

Cụ thể 4 phương án gồm: thực hiện bầu cử tại một khu vực bỏ phiếu cố định; tổ chức bầu cử cho người đang thực hiện giãn cách, cách ly tại nhà (F2); cho công dân đang cách ly tập trung; trong khu vực giãn cách xã hội, cách ly theo Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng.

“Cán bộ bầu cử sẽ đưa thùng phiếu đến các khu cách ly, giãn cách để mỗi cử tri, người dân tự tay bỏ thiếu. Thùng phiếu này sẽ đảm bảo các điều kiện hướng dẫn của Bộ Y tế, để thực hiện công tác phòng chống dịch.

 

{keywords}

 Những ngày này khắp các tuyến phố ở tỉnh Quảng Ngãi được trang hoàng rực rỡ cờ, hoa, băng rôn, áp phích cỡ lớn... hướng tới sự kiện trọng đại của đất nước

 

{keywords}

 


Qua đó, mỗi cử tri sẽ được thực hiện quyền và nghĩa vụ, tự tay bỏ lá phiếu vào thùng chứ không bầu thay, bầu hộ”, bà Vân nhấn mạnh.

Bà Vân nói thêm: “Để đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch, tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 với tất cả ứng cử viên bầu vào đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh”. 

Hai tình huống bầu cử ở Vĩnh Phúc

Ngày 29/4 (trước thời điểm dịch bùng phát), tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian diễn ra bầu cử với hai tình huống bầu cử tại nơi không có dịch và có dịch Covid-19. 

{keywords}
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan kiểm tra một điểm bầu cử

Cụ thể, tại nơi có dịch Covid-19, quá trình thực hiện ngoài việc tuân thủ các quy định chung về phòng chống dịch của Bộ Y tế thì ban tổ chức không được tổ chức họp quá 20 người trong một phòng họp và không mời tham dự đại biểu, cử tri ở khu vực cách ly xã hội hoặc phong tỏa tham dự họp. Đặc biệt, phải lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2 trước và sau họp cho đại biểu.

Các địa phương áp dụng lệnh phong tỏa, cách ly xã hội tại địa điểm bỏ phiếu bầu cử, kế hoạch trên cũng quy định chi tiết với từng đối tượng tham gia bầu cử. Tổ phụ trách bầu cử kẻ vạch, xếp hàng theo luồng một chiều, giữ khoảng an toàn...

Các trường hợp cử tri không đến bỏ phiếu được tại địa điểm bỏ phiếu bầu cử theo quy định thì tổ bầu cử đưa hòm phiếu phụ đến với các cử tri này cần thực hiện các biện pháp về phòng chống lây nhiễm dịch bệnh và hạn chế tối đa tiếp xúc gần, đụng chạm trực tiếp với cử tri.

Đối với người dân đang cách ly tại nhà, tổ chức bầu cử chuẩn bị hòm phiếu phụ (hòm phiếu lưu động), phiếu bầu cử, bút, thước kẻ, găng tay, dung dịch sát khuẩn bằng cồn dạng phun sương, khẩu trang để vận chuyển đến nhà...

Đối với các khu vực cách ly tập trung và nơi thực hiện cách ly xã hội hoặc phong tỏa (theo chỉ thị 16 của Thủ tướng) thì căn cứ điều kiện thực tế để bố trí thùng phiếu ở vị trí phù hợp, có hàng rào ngăn cách. Lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2 trước và sau thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ của tổ bầu cử. Việc kiểm phiếu tại khu vực này cần bố trí nơi đặt thùng phiếu và xử lý khử khuẩn, phân công cán bộ kiểm phiếu riêng cho các thùng phiếu được đưa về từ khu vực trên.

Bắc Ninh không để cử tri nào không được thực hiện quyền bỏ phiếu

Ủy ban bầu cử tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn đến các tổ bầu cử cấp xã về việc bỏ phiếu đối với những trường hợp đang bị cách ly tập trung, không có mặt tại địa phương trong thời gian bầu cử.

Theo đó, sẽ không để cử tri nào không được thực hiện quyền bỏ phiếu bầu cử. 

Việc lập danh sách cử tri thực hiện đối với những người thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn, bao gồm cả các cử tri đang phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19.

Sau khi danh sách cử tri được lập, niêm yết cho đến ngày bầu cử, UBND cấp xã phải thường xuyên theo dõi, rà soát, cập nhật và ghi chú rõ các trường hợp cử tri trong danh sách là người đang thực hiện biện pháp cách ly y tế tại các cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid -19 và người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà để có phương án chuẩn bị phù hợp...

Đối với các trường hợp đến ngày bầu cử vẫn đang trong thời gian cách ly tập trung, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu, người phụ trách cơ sở cách ly tập trung có trách nhiệm lập danh sách và thông báo đến UBND cấp xã nơi có cơ sở cách ly tập trung để bổ sung vào danh sách cử tri tham gia bầu ĐBQH, đại biểu  HĐND cấp tỉnh tại khu vực bỏ phiếu nơi có cơ sở cách ly tập trung theo quy định.

Trường hợp công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam được cách ly y tế tập trung ngay sau khi nhập cảnh mà đã kết thúc thời gian cách ly tập trung trước ngày bầu cử thì đến UBND cấp xã nơi mình cư trú tại Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri...

Người cách ly ở Đà Nẵng sẽ được bỏ phiếu bầu cử trước cửa nhà

Người cách ly ở Đà Nẵng sẽ được bỏ phiếu bầu cử trước cửa nhà

Ủy ban bầu cử TP Đà Nẵng xây dựng bốn phương án khác nhau liên quan diễn biến dịch Covid-19.

Lê Bằng - Kiên Trung - Đoàn Bổng