Câu chuyện bé gái 4 tuổi ở Trung Quốc bị hoại tử ngón tay vì sử dụng băng dán đang nhận được rất nhiều quan tâm.

Người vợ nổi tiếng thế giới chia sẻ bí quyết massage giữ chồng trẻ kém 70 tuổi

'Em bé băng' Trung Quốc chào đời từ phôi thai đông lạnh 18 năm

Miếng dán là sản phẩm rất tiện lợi, có thể giúp bạn xử lý các vết thương nhỏ ngoài da một cách nhanh chóng, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách lại mang đến nhiều nguy hiểm.

Mới đây, một bệnh viện ở Tô Châu, Trung Quốc vừa tiếp nhận một bệnh nhi 4 tuổi tên Tiểu Văn, bị hoại tử ngón tay do dùng băng sai cách. Được biết, khoảng 10 ngày trước, bé gái vì ham chơi nên bị xước nhẹ đầu ngón tay, bà nội của Tiểu Văn đã dán băng quanh ngón tay thật chặt với mục đích cầm máu. Ba ngày sau, bà nội mới nhớ ra vết thương của cháu gái mình và khi bóc miếng băng ra thì ngón tay của bé gái đã chuyển sang màu đen.

{keywords}

Dán băng quá chặt và để lâu không thay đã khiến ngón tay của bé gái 4 tuổi bị hoại tử.

Các bác sĩ giải thích, chỉ là vết thương nhỏ nhưng không xử lý đúng cách có thể gây nhiễm trùng. Trong trường hợp này, vết thương của Tiểu Văn chưa được vệ sinh, cộng thêm việc bị dán quá chặt, ngăn cản việc lưu thông máu, cuối cùng dẫn đến hoại tử

Không may cho cô bé, vì nhiễm trùng và hoại tử nặng, Tiểu Văn phải phẫu thuật cắt bỏ ngón tay để ngăn tình trạng xấu hơn. Bác sĩ nói rằng để đảm bảo thành công của ca phẫu thuật, cần phải cắt bỏ ít nhất là hai đốt đầu tiên.

Lời khuyên của chuyên gia: Không nên băng bó

“Chúng tôi thường không khuyên dùng băng dán vết thương cho trẻ em, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân”, bác sĩ điều trị cho Tiểu Văn cho biết, ngón tay, ngón chân trẻ em thường rất yếu và dễ tổn thương. Vì vậy việc băng kín hoặc quá chặt, dễ làm gián đoạn lưu lượng máu đến ngón tay và ngón chân, khiến việc chữa lành vết thương chậm. Nếu vết thương của con trẻ nghiêm trọng cần băng bó, bác sĩ khuyên phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

Nếu chỉ có một vết thương nhỏ như xước da, đứt tay, bạn có thể sử dụng gạc hoặc băng hỗ trợ, nhưng không nên sử dụng băng gạc hình vòng tròn. Ngoài ra, tốt nhất là thực hiện khử trùng vết thương ba lần một ngày. Không chạm vào nước trước khi vết thương lành, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.

{keywords}

Không phải vết thương nào cũng có thể sử dụng băng dán

Băng dán thường chỉ được sử dụng cho các vết thương nhỏ có thể cầm máu mà không khâu vết thương. Các bậc phụ huynh nên biết, các loại vết thương sau đây không thể sử dụng với băng dán

- Vết thương lớn và sâu: Nếu vết thương lớn hơn và sâu hơn, không dễ cầm máu, không nên sử dụng băng dán. Thay vào đó, bạn nên đến bệnh viện để khâu vết thương. Nếu cần, nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Vết thương nhỏ và sâu: Vết thương này không dễ làm sạch, dễ nhiễm trùng. Nếu sử dụng băng dán, nó sẽ làm kém hấp thu nước và không khí, không có lợi cho việc tiết dịch tiết và mủ, có thể khiến vi khuẩn phát triển và nhân lên, gây nhiễm trùng.

- Vết xước động vật: Một vết thương do chó cắn, mèo cào,... không thể được sử dụng với băng dán để ngăn dịch mủ độc hại hoặc vi rút tích tụ, lây lan trong vết thương.

- Bỏng: Vỡ da và chảy nước sau khi bỏng nước không thể sử dụng băng dán, nếu không dịch tiết sẽ thúc đẩy nhiễm trùng.

An An (Dịch theo Sohu)

Bác sĩ mở hộp sọ cứu bé trai 8 tháng tuổi xuất huyết não

Bác sĩ mở hộp sọ cứu bé trai 8 tháng tuổi xuất huyết não

Bé trai 8 tháng tuổi xuất huyết não gây ngưng tim ngưng thở đã được bác sĩ kịp thời mở họp sọ, vi phẫu lấy máu tụ, vá màn cứng giúp bệnh nhi qua cơn nguy kịch.

Bé trai 7 tuổi bị chó cắn nát vùng mặt, bác sĩ chỉ cách sơ cứu tốt nhất

Bé trai 7 tuổi bị chó cắn nát vùng mặt, bác sĩ chỉ cách sơ cứu tốt nhất

Các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt - Mắt Viện Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận, điều trị cho một bé trai bị chó cắn vùng mặt.

Sinh non nặng vẻn vẹn 450 gam và 'không có ruột', cậu bé vẫn sống sót kỳ diệu

Sinh non nặng vẻn vẹn 450 gam và 'không có ruột', cậu bé vẫn sống sót kỳ diệu

Cậu bé chỉ nặng 450 gam khi chào đời, từng chỉ còn cơ hội sống chưa đầy 1% hiện nay đã vượt qua cơn nguy hiểm và rất khỏe mạnh.