Đun nước bằng ấm siêu tốc liên tục

Nhiều gia đình có thói quen đun liền vài ba ấm nước để tiết kiệm thời gian và tiết kiệm điện, tranh thủ lúc ấm còn đang nóng.

Tuy nhiên, đây là một việc làm vô cùng nguy hiểm. Khi ấm làm việc liên tục, mâm nhiệt sẽ bị nóng quá mức dẫn đến nguy cơ cháy ấm cao.

Tốt nhất, bạn nên để ấm có thời gian nghỉ giữa các lần đun, mâm nhiệt nguội bớt khoảng 15 phút rồi mới đổ thêm nước vào dùng tiếp. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm điện năng mà còn tăng được độ bền cho ấm.

Đun nước nhiều lần liên tục sẽ khiến rơ le nhiệt tự động ngắt, ấm ngừng hoạt động. Khi này dù bạn có cô gắng bật thì ấm vẫn không hoạt động. Cách duy nhất là chờ để ấm nguội rồi mới sử dụng.

Dung am sieu toc kieu nay bao sao tien dien cung tang vu vu
 

Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ăn

Bạn hãy nhớ, ấm siêu tốc được sinh ra để đun nước chứ không phải luộc trứng, nấu canh...

Khi cho các loại đồ ăn vào trong ấm sẽ khiến dầu mỡ, cặn thức ăn đóng vào thành ấm, làm giảm tuổi thọ của sản phẩm, gây hao tổn điện năng. Ngoài ra, đồ ăn nấu bằng ấm siêu tốc chưa chắc đã chín hẳn lại không có hương vị thơm ngon.

Đun ấm trong phòng có điều hòa, quạt

Đun nước trong phòng có điều hòa, quạt sẽ làm tổn thất nhiệt lượng của ấm siêu tốc, nước lâu sôi hơn và tốn nhiều điện hơn.

Không đổ đúng lượng nước quy định

Mỗi chiếc ấm siêu tốc đều có quy định mực nước ít nhất và nhiều nhất phù hợp khi đun. Nếu đun nước dưới vạch min (ít nhất), nước sẽ nhanh cạn, tạo thành cặn trong lòng ấm và dễ gây ra cháy ấm.

Còn nếu đổ nước cao hơn vạch max (nhiều nhất) sẽ khiến nước bị trào ra ngoài khi sôi, gây cháy chập điện, rất nguy hiểm.

Do đó, hãy đổ lượng nước đúng với khuyến cáo mà nhà sản xuất đã đưa ra.

Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước

Việc này sẽ làm nhiệt lượng tỏa ra ngoài nhiều hơn, nước lâu sôi và tốn điện hơn. Một số loại ấm được thiết kế rơ le tự động ngắt nguồn điện khi ấm đã được đóng nắp kín. Nếu nước sôi mà điện không ngắt điện sẽ gây ra cháy nổ, hỏng ấm.

(Theo Khỏe và đẹp)