Nam ca sĩ điển trai chia sẻ, album "Requiem" được anh thực hiện bên Đức trong phòng thu tiêu chuẩn quốc tế, với mức chi phí lên đến hơn 800 triệu đồng.

Làm việc 14 tiếng một ngày là bình thường

Vừa xuất hiện trong phim "Sóng gió hôn nhân", anh tiếp tục tham gia Cặp đôi hoàn hảo. Dường như anh đang muốn tiếp cận đến đông đảo tầng lớp khán giả hơn thông qua các chương trình games show trên truyền hình?

Tôi không nghĩ vậy. Tôi nhận lời tham các chương trình này vì đó là những chương chương trình liên quan trực tiếp đến chuyên môn âm nhạc của mình. Còn đối tượng khán giả của mình, tôi vẫn tin là họ đơn thuần chỉ thích nghe tôi hát và theo dõi sự nghiệp âm nhạc của tôi nhiều hơn.

{keywords}

Ca sĩ Đức Tuấn.

 Anh nhận thấy khả năng diễn xuất của mình ra sao trong bộ phim này?

Về khả năng diễn xuất, cái đó chắc bạn phải hỏi đạo diễn. Tuy nhiên, trong những ngày quay phim, đạo diễn Tống Thành Vinh, dù nổi tiếng là một người cực kỳ khó tính cũng đã tỏ ra khá tâm đắc với những phân đoạn của tôi.

Sau này khán thính giả của anh có thể biết đến Đức Tuấn với vai trò là một diễn viên nữa chứ?

Cũng có thể. Hên xui (cười). Nhưng nói thực là tôi rất muốn thử sức mình với vai trò diễn viên nếu có những cơ duyên và mình có thể biến chúng thành cơ may cho mình.

Và nếu vậy thì sự nghiệp âm nhạc của anh ít nhiều sẽ bị chi phối!

Tôi nghĩ mình chỉ cần có một sự sắp xếp hợp lý, thực sự khoa học thì không vấn đề gì. Ví dụ trước đây một ngày làm việc 12 tiếng thì sau này có thể làm việc 15, 16 tiếng một ngày. Ngay như đợt làm show Dấu ấn năm vừa rồi, tôi làm việc 13, 14 tiếng một ngày là bình thường. Nghệ sĩ nói chung là vậy, không làm thì thôi, đã làm thì luôn có một sự say mê, hết mình.

Luôn thấy anh nghiêm túc, hoạt động hết công suất cho âm nhạc, vậy có khi nào anh rơi vào trạng thái mất thăng bằng trong cuộc sống?

Thực ra cuộc sống ngoài sân khấu của tôi không đến nỗi tẻ nhạt. Ví dụ thích du lịch, thích hụp ảnh, thích sưu tầm điện thoại cổ, sưu tầm nước hoa, sưu tập sách về nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản origami.

Tôi chỉ làm những cái mình thích

Một năm trước, anh nói nhiều đến các dự án hợp tác nhằm phát triển sự nghiệp âm nhạc ở nước ngoài. Hiện này các dự án đó ra sao?

Về các dự án của mình, tôi vẫn đang theo đuổi kế hoạch phát triển âm nhạc của mình ở châu Âu, cụ thể là ở Luân Đôn. Vì đó là những kế hoạch dài hơi, quan trọng trong sự nghiệp nên tôi cần có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một sự nghiên cứu rõ ràng, nghiêm túc.

Trong những sự chuẩn bị đó, liệu anh có cần đầu tư cho các mối quan hệ?

Đối tác của tôi, họ là các công ty hoạt động chuyên nghiệp. Họ không làm việc dựa trên mối quan hệ mà họ thấy ở mình những tiềm năng, năng lực thực sự của mình nên mời mình đến hợp tác. Nhưng rõ ràng là khi họ có sự đầu tư thì mình cũng phải có sự chuẩn bị, đầu tư rất lớn để hai bên có thể tìm được sự kết hợp tốt nhất.

Bạn cũng biết là tình hình kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam, đều rất khó khăn. Vậy nên không có chuyện một công ty nào bỏ tiền đầu tư tuyệt đối cho một ca sĩ như trước đây nữa. Bản thân các ca sĩ nước ở ngoài cũng vậy.

Bản thân anh có lường trước những khó khăn như thế?

Có chứ. Nhưng tôi vẫn muốn lăn xả. Đó là bản chất con người của tôi trong công việc.

Có cơ hội hợp tác như thế liệu có một phần nào là yếu tố may mắn?

Tôi có một quan điểm khác về may mắn. Tôi từng đọc được ở đâu đó câu nó mà mình rất tâm đắc thế này: “May mắn không đến với những người ngồi chờ nó. May mắn chỉ đền với những người tạo ra nó”. Vậy nên tôi không bao giờ ngồi chờ mà luôn chủ động chuẩn bị mọt thứ để khi các cơ duyên đến mình mới có khẳ năng biến chúng thành cơ may. Vì những cơ duyên xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống này. Nhưng liệu những cơ duyên đó có trở thành cơ may hay không lại là chuyện khác. Ví dụ như khi mình có cơ duyên đứng trên một sân khấu hàng đầu thế giới mà bản thân mình không có sự chuẩn bị tốt thì việc nhận lời đôi khi lại biến mình thành trò cười cho thiên hạ.

{keywords}

Đức Tuấn từng nói trước nay luôn là một người hiếu thắng. Vậy bây giờ anh còn hiếu thắng như trước đây anh từng thừa nhận?

Đó là bản chất con người của tôi. Nhưng giờ tôi thể hiện nó dễ chịu hơn. Bây giờ cái sự hiếu thắng của tôi có lẽ là nằm ở sự kiên định và quyết tâm trong công việc. Chẳng hạn tôi rất cần khán giả. Nhưng không vì thế mà tôi làm những gì mình không thích chỉ để đến được với khán bằng mọi giá. Tôi chỉ làm những cái mình thích, sau đó đem sản phẩm đi thuyết phục mọi người. Album Requiem này cũng vậy. Tôi muốn chinh phục họ nghe mình, hiểu mình thông qua sản phẩm chất lượng mà mình làm ra.

Còn trong tình yêu thì sao?

Thực ra, trong tình yêu tôi lại là người lụy tình đấy! Nhưng tôi xin không nói nhiều về đề tài này.

Tại sao anh luôn có vẻ không muốn trải lòng với công giờ về chuyện tình yêu của mình?

Thực ra tôi cũng luôn có nhu cầu được quan tâm được lắng nghe hiểu nhiều. Nhưng không phải trên mặt báo. Tôi vẫn luôn quan niệm, có những phạm trù mà Tuấn không bao giờ đề cập đến những chuyện đó trước đại chúng. Truyền thông rất là cần thiết cho nghệ sĩ nhưng cũng không khác là nguy hiểm khi mình không kiểm soát, bất cẩn.

Tóm lại là anh không thể xem việc trải lòng này đơn giản hơn một chút sao?

Nếu muốn biết chuyện tình yêu của tôi thế nào, có lẽ chỉ nên quan sát tôi những khi tôi lên sân khấu. Bởi tôi là người thực sự không hề biết diễn mỗi khi đứng trên sâu khấu. Có thể trong cuộc sống, vì tôi là người lạc quan nên cái sự lạc quan đó nó che đậy hết những niềm vui, những đau khổ trong cuộc sống cũng như trong tình yêu muôn mặt của mình. Thế nên chỉ có trên sân khấu mới là nơi mà tình yêu của tôi được thể hiện mãnh liệt nhất.

Album kinh phí quốc tế

Anh có thể chia sẻ thêm về nội dung album "Requiem" vừa ra mắt công chúng hồi cuối năm 2014?

Lúc còn sống, cố nhạc sĩ Phạm Duy viết rất nhiều về sự ra đi, mất mát nhưng tôi chỉ lấy trong một phần nhỏ trong âm nhạc của ông thôi để làm ra album này. Chủ đề album đúng như tên gọi của của nó, đó kiểu như là những khúc nhạc tiễn đưa thường được sử dụng trong những lễ cầu hồn. Có thể nói đây, vừa là một sản phẩm âm nhạc mà cũng là một lời tưởng niệm, tri ân của tôi dành cho cố nhạc sĩ nên tôi dành rất nhiều tâm huyết, nhất là khâu hậu kỳ.

{keywords}

Nhưng con người ta nói chung thì luôn… sợ chết! Tại sao anh lại chọn chủ đề này?

Bởi vậy mà album có đủ hết mọi cảm xúc. Có nỗi sợ, nỗi tuyệt vọng và cả sự giận dữ khi đố diện cái chết. Nhưng cuối cùng thì Phạm Duy nhìn những hơi thở cuối cùng cũng giống như những tia nắng chiều rực rõ, đẹp nhẹ nhàng, đẹp vô cùng trước khi nó chính thức di chuyển vào bóng đêm.

Thông qua album này, tôi muốn khẳng định mình không đơn thuần làm về tình yêu đôi lứa nữa mà làm về chủ đề khác lạ hơn, đó là nói về triết lý cuộc sống được và mất, sống chết. Qua album này, tôi muốn mọi người thấy được quan điểm cuộc sống của mình. Là mọi sự được mất, kể cả cái chết trong cuộc sống này thực sự là là cái gì đó rất nhẹ nhàng.

Như nhạc sĩ Phạm Duy nói, chết đôi khi lại khởi đầu cho một cái gì đó tốt đẹp. Chiếc là vàng rơi xuống thì lại là nhựa sống cho những chiếc lá xanh.

Tâm đắc như thế thì anh thực hiện album này nghiêm túc ở mức độ nào? Kinh phí ra sao?

Requiem cũng là dự án âm nhạc lớn thứ hai của tôi trong năm 2014, sau live show Dấu ấn hồi giữa năm. Chính vì vậy album này được tôi thực hiện bên Đức với phòng thu đạt chuẩn âm thanh quốc tế. Người kỹ sư thu âm và mix nhạc là nhạc sĩ người Đức, ông từng đạt ba giải Grammy về thu âm và mix. Hiện tại, khoan nói về nghệ thuật thì tôi có thể khẳng định, đây là một trong những album tốt nhất Việt Nam về mặt kỹ thuật. Kinh phí cũng mang tầm quốc tế vì tổng chi phí, kể cả chi phí đi lại lên đến hơn 800 triệu.

Con số 800 triệu này xem ra là rất cao so với việc sản xuất một album chỉ có phần tiếng? Tại sao anh lại quyết định đầu tư mạo hiểm như vậy?

Một phần chi phí cũng vì album được phát hành dưới nhiều định dạng như CD, đĩa nhựa, đĩa vinyl, đặc biệt là cả đĩa bluray 5.1… Nhưng nói chung là với âm nhạc thì tôi không tiếc, nhất là với âm nhạc đỉnh cao. Sự được mất trong cuộc sống này, như tôi luôn quan niệm là nó vô thường lắm. Với lại mình làm nghệ thuận mà, đôi khi mình tính toán bằng con số không bao giờ chính xác.

Thường thì một ca sĩ hát quá kỹ thuật sẽ thường mất đi những cảm xúc trong giọng hát. Còn một album với mặt kỹ thuật quá tốt như thế có làm mất đi cảm xúc của giọng hát hay không?

Kỹ thuật tôi nói ở đây là kỹ thuật về ghi âm về sản xuất chứ không phải kỹ thuật hát. Những kỹ thuật vì thế chỉ giúp giọng hát được chân thật hơn. Album này được làm theo phong cách aucostic, với 90% là nhạc cụ mộc nên nó sẽ tạo ra cảm giác gần gũi cho người nghe. Nghe album sẽ giống như việc bạn ngồi và nghe tôi trò chuyện trực tiếp với bạn vậy.

Theo Zing