- Người dân trồng dưa hấu huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đang bất lực nhìn hàng trăm tấn dưa nằm bất động chất đống ngoài đồng, dù chỉ 1.000 đồng/kg cũng không có người mua.
XEM CLIP:
Hơn 100 ha dưa hấu ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đang vào mùa thu hoạch nhưng trên nhiều cánh đồng trồng dưa không còn cảnh hối hả thu hoạch dưa như mọi năm. Thay vào đó là những gương mặt buồn hiu, lặng lẽ vác bao dưa đi với đôi chân đầy mệt mỏi, nhiều người ra nhìn ruộng dưa và chỉ biết cầu trời cho dưa lâu hư hỏng.
Huyện Phú Ninh được biết đến là vùng trồng dưa lớn nhất tỉnh Quảng Nam, với loại đặc sản dưa Hắc Mỹ Nhân Kỳ Lý. Năm nay, toàn huyện trồng hơn 490 ha dưa hấu. Tưởng chừng một mùa vụ nữa lại thành công, khi năm nay dưa được mùa và đạt năng xuất cao, với sản lượng gần 2 tấn/sào.
Nào ngờ, phía TQ không thu mua, khiến các thương lái không mặn mà, giá dưa rớt thê thảm từ 6.000 đồng/kg đầu mùa vụ, thời điểm hiện tại chỉ còn 1.000 đồng/kg, nhưng không tìm đâu ra người mua.
Theo người dân trồng dưa, năm nay dưa được mùa nhưng không tìm ra thương lái để thu mua... |
Bà Nguyễn Thị Phương, trồng hơn 5 sào dưa tại thôn An Mỹ 1 (xã Tam An, huyện Phú Ninh). |
Mất ngủ vì vốn đổ hết vào dưa
Bà Nguyễn Thị Phương, trồng hơn 5 sào dưa tại thôn An Mỹ 1 (xã Tam An, huyện Phú Ninh) cho biết, dưa trồng trong 60 ngày là cho thu hoạch. Nhưng đến thời điểm hiện tại, ruộng dưa gia đình bà đã quá mùa vụ thu hoạch hơn 10 ngày nhưng không có thương lái đến thu.
"Dù có người từ Hà Nội vào giải cứu với giá 1.200 đồng/kg, nhưng nếu bán hết vẫn lỗ hơn 10 triệu đồng, chưa kể tiền công chăm sóc hơn 2 tháng nay'' - bà Phương nói.
Theo người dân trồng dưa, như mọi năm dưa không đủ bán cho thương lái, với giá bán 6.000 đồng/kg mỗi nhà kiếm gần 20 triệu đồng. Nhưng năm nay, thương lái không mặn mà với dưa, người dân khốn khổ vì dưa đã chín đầy đồng không ai mua.
“Bao nhiêu vốn đổ vào ruộng dưa nên vợ chồng tôi ngủ không được. Đành đánh liều thuê xe về thu hoạch 2 sào dưa đưa lên huyện Nam Trà My bán. Nếu không bán hết, 3 sào dưa còn lại chắc cũng bỏ thối ngoài đồng, vì tiền thuê nhân công thu hoạch dưa không bù nổi tiền bán dưa”, anh Thịnh cho hay.
''Phần dưa không bán được chắc đưa về cho bò ăn'' - lời bà Phương. |
Người dân như ngồi trên đống lửa, khi nhiều trái dưa đã tự hư hỏng, thối rửa do đã quá thời gian thu hoạch. |
Anh Ngô Đức Thịnh (thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) trồng hơn 5 sào dưa cho hay, như mọi năm sản lượng dưa đạt 2 tấn dưa/xào, với giá bán 6.000 đồng/kg, gia đình anh thu về gần 20 triệu đồng. Nhưng năm nay, giá dưa xuống thấp nếu bán hết cả ruộng dưa gia đình anh lỗ gần 10 triệu đồng, không kể tiền công chăm sóc. |
Nếu không bán được chắc cũng vứt 3 xào dưa còn lại ruộng... anh Thịnh cho hay. |
Hàng tấn dưa thu hoạch chỉ biết nằm chờ thương lái đến thu mua. |
Ông Võ Thanh Anh, Trưởng phòng NN&PTNN huyện Phú Ninh cho hay, năm nay toàn huyện trồng hơn 490 ha dưa, đến thời điểm hiện tại còn hơn 100 ha dưa chưa được thu hoạch.
“Tôi đang làm việc với các xã, nhằm làm bảng truy xuất nguồn gốc cho dưa để đảm bảo yêu cầu nguồn gốc sản xuất cũng như các thông tin bổ trợ. Ngoài ra, tạo chuỗi liên kết với các siêu thị, cửa hàng nhằm tạo ổn định đầu ra cho người dân”, ông Anh cho hay.
Dưa hấu ứ đọng vì được mùa và cửa khẩu chật
Bộ trưởng Công thương nói dưa hấu ứ đọng vì cửa khẩu Tân Thanh hẹp, chỉ có 3 cán bộ làm chứng nhận xuất xứ. Bộ trưởng Nông nghiệp thì bảo do được mùa.
Dưa hấu cho...bò ăn, vì đâu nên nỗi?
Đó là tình cảnh đang xảy ra đối với người trồng dưa hấu trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tắc gần 100km, xe dưa hấu vẫn đổ về Tân Thanh
Trước tình trạng ùn tắc không thể di chuyển về phía cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) nhiều xe tải chở dưa hấu đã phải “dậm chân tại chỗ” kéo dài gần 100 km.
Nông dân dựng chòi, căng bạt 'cứu' dưa hấu
Mấy ngày qua xe tải chở dưa hấu xếp hàng dài tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trong khi đó dưa hấu trồng ở Phú Yên, Bình Định đang thời kỳ thu hoạch rộ, người trồng dưa “dựng chòi” gần chợ, ngã ba đường bán… “cứu” dưa hấu.
Lê Bằng