Điều này chính là sự điều chỉnh từ xa nhằm tránh tình trạng dư thừa lao động có bằng cấp nhưng thiếu lao động có tay nghề. 

Phát biểu của ông được đưa ra tại Hội thảo định hướng nghề và việc làm cho thanh niên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 do Cục Việc làm phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội.

Theo ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), hiện nay, cả nước có trên 13 triệu lao động trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 24% lực lượng lao động cả nước. Việc phát huy hiệu quả nguồn nhân lực trẻ, tận dụng tốt cơ hội trong thời kỳ dân số vàng chính là thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Thời gian qua, đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho thanh niên được ban hành. Bên cạnh đó cũng có các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo việc làm giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp... đã và đang góp phần tạo việc làm cho hàng triệu lao động, trong đó chủ yếu là thanh niên.

{keywords}

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm phát biểu khai mạc Hội thảo

Tuy nhiên, theo ông Huy, vấn đề lao động, việc làm cho thanh niên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Trong đó, 9 tháng năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (nhóm tuổi 15-24) là 6,43%, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung. Mới chỉ có khoảng 27,5% thanh niên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; 13,3% thanh niên trong độ tuổi không có việc làm hoặc không được đào tạo.

Cùng với đó, chất lượng việc làm của thanh niên cũng còn thấp với trên 50% thanh niên làm công hưởng lương nhưng gần 1/2 trong số đó là thỏa thuận miệng hoặc không có hợp đồng; 39,5% thanh niên làm những công việc dễ tổn thương hoặc không được hưởng lương, phụ giúp gia đình; 1/3 lao động trẻ làm nông nghiệp, năng suất lao động thấp.

Đáng chú ý là tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm hoặc làm việc trái ngành, trái nghề vẫn khá phổ biến.

Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên được chỉ ra là do sự khập khiễng trong quan hệ cung cầu. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, sâu xa bắt nguồn từ chính sự thiếu chuyên nghiệp, không rõ ràng khi tiến hành định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ông Đỗ Văn Giang - Vụ Phó Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, công tác định hướng phân luồng thanh niên cần được chú trọng và thực hiện có hiệu quả hơn. Điều này chính là sự điều chỉnh từ xa nhằm tránh tình trạng dư thừa lao động có bằng cấp nhưng thiếu lao động có tay nghề. 

“Cần phải tăng cường đổi mới chính sách và cơ chế, đẩy mạnh tuyên truyền cùng với việc nâng chất lượng công tác đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với việc làm”, ông Đỗ Văn Giang nhận định.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần xây dựng và hoàn thiện quy trình đào tạo liên thông các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, đổi mới công tác dự báo nguồn nhân lực, tư vấn hướng nghiệp. 

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều việc làm truyền thống sẽ mất đi, đặc biệt là những công việc tay chân, tự động, đòi hỏi trình độ lao động thấp và dễ dàng thay thế bằng máy móc.

Nhiều việc làm mới sẽ được sinh ra, thích ứng với trình độ công nghệ - khoa học kỹ thuật và đòi hỏi người lao động cần có trình độ để đáp ứng với sự thay đổi của thị trường việc làm trong tương lai.

Để làm được như vậy, theo các chuyên gia, cần phải đo lường được chất lượng việc làm, xác định rõ nhu cầu của thị trường lao động mới, từ đó định hướng học sinh, sinh viên một cách bài bản, đúng hướng để khi ra trường các em có thể tìm được những công việc phù hợp nhất với bản thân.

Trường Giang

45 trường đại học  ngừng tuyển sinh hệ cao đẳng trong năm học tới

45 trường đại học ngừng tuyển sinh hệ cao đẳng trong năm học tới

- 45 Trường ĐH sẽ ngừng tuyển sinh hệ cao đẳng khóa mới trong năm 2020.