{keywords}
Đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh Viễn thông Hàn Quốc ảnh hưởng tới Google, Apple. (Ảnh: Yonhap)

Tháng trước, Hội đồng Khoa học, Công nghệ thông tin, Truyền hình và Truyền thông Hàn Quốc phê duyệt sửa đổi đối với Luật Kinh doanh Viễn thông. Theo đó, sửa đổi muốn cấm các ông chủ chợ ứng dụng dựa vào quyền lực của mình để áp đặt một số công cụ thanh toán nhất định với nhà phát triển.

Nếu được thông qua, dự luật sẽ là loại đầu tiên trên thế giới có quy định này. Dự luật đang chờ Ủy ban Pháp chế và Tư pháp xem xét thêm trước khi trình lên Quốc hội để biểu quyết.

Mark Buse, Phó Chủ tịch cấp cao của Match Group kiêm thành viên sáng lập Liên minh Bình đẳng Ứng dụng, đã gặp gỡ các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ tại Quốc hội để ủng hộ dự luật. Tổ chức của Mỹ bao gồm các hãng công nghệ lớn như nhà sản xuất game Epic, ứng dụng nghe nhạc trực tuyến Spotify, ứng dụng hẹn hò Tinder.

Theo ông Buse, dự luật của Hàn Quốc có thể thúc đẩy nhà lập pháp Mỹ hành động nhiều hơn. Những hành động như vậy cho tới nay mới chỉ thực hiện ở cấp độ bang tại 15 bang.

Hàn Quốc quyết định sửa đổi luật sau khi Google quyết định vận hành hệ thống thanh toán của mình trên tất cả ứng dụng trong Cửa hàng Play từ tháng 10 năm nay. Google cấm các hệ thống thanh toán khác và sẽ thu tối đa 30% hoa hồng từ nhà phát triển khi người dùng mua sắm hàng hóa điện tử, tương tự những gì Apple đang làm với App Store.

Các nhà phát triển ứng dụng, những người đang tránh được khoản phí hoa hồng nhờ sử dụng hệ thống thanh toán riêng, bày tỏ lo ngại về mức phí mà họ cho là quá cao và hành vi độc quyền của Google. Điều này khiến các hãng công nghệ trong nước vận động các nhà lập pháp chống lại Google.

Trước phản đối từ nhà phát triển Hàn Quốc, Google lùi lịch thi hành chính sách mới đến hết tháng 3/2022. Tuy nhiên, ông lớn công nghệ Mỹ cho rằng, những người dùng không sử dụng hệ thống thanh toán Google có thể gặp phải các vấn đề bảo mật, đồng thời kêu gọi thảo luận để giải quyết vấn đề.

Apple cũng đưa ra ý kiến tương tự khi lập luận những sửa đổi được đề xuất sẽ đặt người dùng vào nguy cơ bị lừa đảo và các rủi ro bảo mật khác.

Tại quê nhà, 36 bang đâm đơn kiện Google, tố cáo hành vi phản cạnh tranh trong vận hành Google Play, khi thu và duy trì phí hoa hồng. Apple và Google còn đang trong trận chiến pháp lý khác với Epic, cũng vì vấn đề điều hành chợ ứng dụng.

Du Lam (Theo Yonhap)

Amazon vi phạm luật lao động Mỹ

Amazon vi phạm luật lao động Mỹ

Amazon được xác định đã can thiệp vào việc thành lập nghiệp đoàn ở kho Bessemer, Alabama (Mỹ) và vi phạm luật lao động Mỹ.