Nhiều du khách nước ngoài vô cùng bất ngờ và thích thú trước không gian Trung thu thời bao cấp ở phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Tây Hồ, Hà Nội).

Cuộc sống trong biệt thự tổng đốc của giai nhân đất Bắc

Trung thu của người Việt ở nước ngoài

Vải in họa tiết con công, mâm ngũ quả, đèn ông sao, tiếng trống quân, quán nước chè, cột điện sắt… bên góc phố cũ kỹ, hắt hiu ánh đèn vàng là những ký ức của thời bao cấp không thể nào quên với thế hệ 6x, 7x, 8x vào mỗi dịp Trung thu.

Câu chuyện của một thời khốn khó vẫn được những người lớn tuổi nhắc đi nhắc lại hằng ngày với thái độ trân trọng, nâng niu. Bởi ngày ấy, thiếu thốn trăm bề nhưng tình cảm giữa người với người vẫn luôn đong đầy.

Để tổ chức cho trẻ em một lễ Trung thu tươm tất, họ chuẩn bị cả tháng trời, nhà lo giấy trang trí, nhà đảm nhiệm làm đèn, hát hò. Trung thu trở thành ngày trọng đại với mỗi gia đình.

{keywords}
Khu chợ bán đồ Trung thu thời bao cấp. Ảnh: Tư liệu.

Từ những hoài niệm đó, câu lạc bộ High 5 (chuyên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài) ở Hà Nội đã bắt tay vào thực hiện sự kiện Trung thu bao cấp “Full Moon Night 2018 : Reply 1980s”.

Chương trình diễn ra vào tối 22/9 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn ở đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội).

{keywords}
Tiết mục văn nghệ do các sinh viên ở Hà Nội biểu diễn.

Hoạt động này thu hút rất đông du khách nước ngoài, người lớn tuổi và trẻ em tham gia. Bất cứ ngóc ngách nào của sự kiện đều được bài trí như thập niên 1980 của thế kỷ trước.

{keywords}
Đồ vật đặc trưng thời bao cấp được tái hiện lại trong không gian sự kiện.

 

{keywords}
Du khách nước ngoài thích thú thưởng thức các tiết mục âm nhạc.

 

{keywords}
Các bậc phụ huynh hào hứng đưa con đến trải nghiệm tại chương trình.

Chị Nguyễn Thị Yến (40 tuổi) chia sẻ: “Đến đây, tôi cảm giác được sống lại tuổi trẻ của mình. Ngày xưa khó khăn nhưng lúc nào cũng vui.

Tối Trung thu, mẹ tôi xâu cho mỗi con một chiếc vòng bằng hạt bưởi đeo vào tay, cùng mấy đứa bạn đi khắp xóm, gõ trống, hát hò inh ỏi. Suốt những năm tháng ấu thơ, tôi luôn mong chờ nhất giây phút được phá cỗ”.

{keywords}
Mâm ngũ quả chờ đến giờ phá cỗ.

Anh Trần Xuân Thắng (40 tuổi - Âu Cơ, Hà Nội) bồi hồi nhớ lại: “Khu phố tôi ở, người lớn còn bảo nhau tắt hết điện đi, để ánh sáng từ những đèn ông sao, đèn kéo quân của lũ trẻ tỏa ra, lung linh.

Bố tôi còn đi xin ống nứa ở đâu về, chuốt, tạo hình rồi dùng giấy pơ -luya dán lên, làm cho con cái đèn. Bên trong dùng nắp chai bia đập mỏng dính, gắn vào làm đế đèn.

Khi đi rước, đặt cây nến nhỏ vào, nhìn bắt mắt nhưng không cẩn thận là nến đổ, cháy đèn. Tôi bỏ về nhà khóc rồi ngủ quên mất. Đêm Trung thu dang dở cứ thế đi vào trong tâm trí tôi cho đến bây giờ …”.

{keywords}
Đôi bạn nhỏ Khánh Linh - Diệu Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) vui vẻ khi được trải nghiệm các trò chơi dân gian.

Chị Kate (29 tuổi - giáo viên) đến từ Scotland chia sẻ: “Tôi mới đến Việt Nam và cũng là lần đầu tiên tôi được tham gia một không gian văn hóa đặc trưng như vậy.

Tôi được trải nghiệm lễ hội Trung thu thời bao cấp với nhiều trò chơi dân gian, âm nhạc rất thú vị. Tôi từng đến Nhật Bản vào dịp Trung thu nhưng ở đó mọi người thưởng thức Trung thu mang tính chất nghi lễ hơn.

Nếu Việt Nam coi Trung thu là Tết của trẻ em thì Nhật Bản coi đây là lễ hội ngắm trăng, và cũng là lễ tạ ơn đối với thần linh đã phù hộ cho họ có một vụ mùa bội thu.

Mỗi gia đình sẽ bày một mâm cỗ nhỏ đặt trước thềm nhà. Sau khi cúng xong sẽ cùng với người thân trong gia đình thưởng thức thành quả và ngắm trăng sáng.

Qua những chương trình như thế này, tôi và các bạn của mình có thể hiểu rõ hơn về văn hóa bản địa”.

{keywords}
Kate - Nữ giáo viên người Scotland cho biết sẽ quảng bá văn hóa Việt Nam đến các học sinh của mình.

Với những hoạt động biểu diễn đàn Tranh, đàn T’rưng, vẽ mặt nạ, sử dụng tem phiếu mua đồ ăn …  “Full Moon Night 2018 : Reply 1980s” mang đến cho giới trẻ góc nhìn chân thực, sinh động về năm tháng xưa cũ của thế hệ trước.

{keywords}
Các bạn trẻ hào hứng chụp ảnh trong sự kiện.

Bạn Nguyễn Hà My (SN 1999 - SV khoa Luật, Học viện ngoại giao), thành viên của cậu lạc bộ, cho biết: “Câu lạc bộ hi vọng thông qua các hoạt động, sẽ đưa văn hóa Việt Nam đến gần hơn với những người bạn nước ngoài”.

{keywords}
Hà My bên quán nước chè.

Nguyễn Xuân Tiến (SN 1999 - SV đại học Ngoại thương), phụ trách nhân sự của câu lạc bộ High5, chia sẻ: “Đây là một hoạt động phi lợi nhuận tuy nhiên trước khi vào sự kiện, mỗi người sẽ mua một tấm tem phiếu với giá 20 nghìn đồng.

Tấm tem phiếu sử dụng để đổi lấy hiện vật như tượng thạch cao, tranh cát, mặt nạn bằng nan tre, vẽ tranh …

Các sản phẩm được khách tham dự hoàn thiện, sau đó câu lạc bộ sẽ chuyển toàn bộ số quà đó tặng các bệnh nhi ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương”.

{keywords}
Những sản phẩm này được đổi bằng tem phiếu, khi khách tham dự sự kiện hoàn thiện, chúng sẽ được chuyển đến tặng các em nhỏ ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Chia sẻ về công tác tổ chức, Xuân Tiến cho hay, mình và các bạn đã chuẩn bị trước một tháng, vận động xin tài trợ từ các mạnh thường quân.

Để có thể tái hiện được không gian bao cấp, các thành viên câu lạc bộ còn dành thời gian nghiên cứu, nhờ người lớn tuổi tư vấn.

Một số hình ảnh khác trong chương trình:

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Mê mẩn không gian Trung thu kỳ ảo như cổ tích

Mê mẩn không gian Trung thu kỳ ảo như cổ tích

Bên cạnh các con đường Trung thu truyền thống quen thuộc, nhiều địa điểm trang trí hoành tráng gắn liền với các câu chuyện thú vị đã thu hút nhiều bạn trẻ và gia đình.

Clip ‘đánh rơi’ Trung thu lay động trái tim cha mẹ

Clip ‘đánh rơi’ Trung thu lay động trái tim cha mẹ

Dù là Trung thu hiện đại hay truyền thống, ở góc độ tuổi thơ, sự hồn nhiên, trong sáng là không biên giới, hãy để cho con bạn có một tuổi thơ đúng nghĩa.

Hạnh Nguyên