Một cuộc điều tra đặc biệt của SBS Vietnamese tiết lộ chuyện nhiều du học sinh và những di dân Việt Nam mới đến Úc bị bóc lột trong ngành phục vụ ăn uống. Một số nhân viên bị trả mức lương ít ỏi chỉ $6 một giờ.


{keywords}

Bên trong một nhà hàng Việt ở Melbourne | Photo: Olivia Nguyen

Việc này tiết lộ vấn nạn lạm dụng sức lao động trong cộng đồng di dân người Việt khi nhiều nạn nhân bị những người chủ đồng hương trả mức lương thấp hơn quy định bên cạnh điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Cuộc điều tra của SBS Vietnamese, bắt đầu bằng một camera ghi hình bí mật, đã hé lộ phần nào câu chuyện đằng sau những tô phở, chiếc gỏi cuốn hay bánh mì Việt Nam mà người Úc đang thưởng thức hàng ngày. Nhiều sinh viên Việt Nam và di dân mới đến đi làm công, đang bị bóc lột – thường bởi những người chủ đồng hương của mình.

Đoạn phim ghi hình bí mật của SBS cho thấy nhiều sinh viên Việt Nam bị yêu cầu làm việc trong suốt 12 tiếng đồng hồ tại nhà hàng Việt, với mức lương mỗi ngày từ $100 đến $130.

Việc hỏi lương khi đi xin việc là một vấn đề cấm kỵ trong nền văn hóa châu Á, do đó nhiều sinh viên cho biết phải làm việc mà không biết lương của mình là bao nhiêu cho đến khi nhận được số tiền đầu tiên.

Một số sinh viên bị tổn thương tâm lý, tinh thần và sức khỏe vì bị bóc lột khi đi làm thêm. Du học sinh thường làm việc trong điều kiện vất vả, với mức lương thấp nhất mà họ chia sẻ với SBS là $6 một giờ.

{keywords}

Victoria Street Richmond - một khu vực sung túc của cộng đồng người Việt tại Melbourne | Photo: Hung Dao

Một số sinh viên chia sẻ thủ đoạn mà các chủ nhà hàng Việt áp dụng để tránh đóng thuế và qua mặt các cơ quan chức năng của chính phủ.

Điều đáng chú ý là nhiều sinh viên cho biết họ chấp nhận thực tế bị bóc lột này, thay vì đi tìm giải pháp để bảo vệ bản thân.

Sinh viên quốc tế thường làm nhiều hơn số giờ quy định trong visa của họ (40 tiếng trong mỗi 2 tuần) để trang trải các chi phí cần thiết. Do đó, người chủ có thể lợi dụng điểm yếu này bằng cách đe dọa báo cáo với Bộ Di trú, ngăn cản sinh viên tố cáo việc bị chủ bắt nạt hay đòi hỏi quyền lợi chính đáng.

Nhiều du học sinh chia sẻ với SBS Vietnamese họ không nhận thức được mức lương tối thiểu ở Úc và vai trò của Uỷ ban Công bằng tại Nơi làm việc Fair Work Ombudsman. Một số sinh viên đề nghị lập ra danh sách những nhà hàng bóc lột sinh viên để báo cho Fair Work Ombudsman.

{keywords}

Nhiều du học sinh chia sẻ các kinh nghiệm buồn khổ và tiêu cực tương tự nhau khi đi làm thêm ở Úc.

Vấn đề này vẫn tiếp diễn hàng ngày và chưa có dấu hiệu cải thiện và có vẻ tệ hại hơn. Cách đây 2 tuần, một nhóm 5-7 du học sinh chia sẻ câu chuyện cũng tại diễn đàn này, một nhà hàng Việt Nam tại South Yarra, Victora từ chối trả lương cho một nữ nhân viên vì một số lý do “buồn cười” như “lông mi của sinh viên rớt vào ổ bánh mì”, thậm chí người chủ còn đe dọa nếu du học sinh dám báo cáo với Fair Work Ombudsman.

Nhóm sinh viên này đã quyết định khiếu nại nhà hàng nơi họ làm việc với Fair Work Ombudsman và Consumer Affair Victoria.

{keywords}
Phóng viên của SBS đóng vai là nhân viên đi xin việc ở một nhà hàng

Trong vai một sinh viên Việt Nam đi xin việc có mang theo một camera bí mật, SBS Vietnamese gõ cửa nhiều nhà hàng tại miền Tây và Đông Nam Melbourne, hỏi chuyện và bí mật ghi hình các quản lý và chủ người Việt để tìm hiểu “mức giá thị trường” cho tiền lương mà du học sinh Việt Nam được trả khi làm việc ở khu vực này.

{keywords}
Helen Nguyễn, một nhân vật trong loạt bài của SBS

Trong số gần 20 chủ nhà hàng và nhân viên mà chúng tôi đã hỏi chuyện, không ai trả mức lương trên $10 một giờ, trong khi mức lương tối thiểu theo quy định của Úc là $17,70 một giờ. Đoạn phim ghi hình bí mật của SBS tiết lộ nhiều nhân viên được yêu cầu phải làm việc 12 tiếng đồng hồ với mức lương từ $100 đến $130 cho một ngày làm việc.

Nước mắt du học sinh Việt ở Úc

Nước mắt du học sinh Việt ở Úc

Một cuộc điều tra đặc biệt của SBS Vietnamese tiết lộ chuyện nhiều du học sinh và những di dân Việt Nam mới đến Úc bị bóc lột trong ngành phục vụ ăn uống. Xem bài viết chi tiết tại đây >>

(Theo SBS)