Theo thông tin của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tính đến hết tháng 10/2022, Vương quốc Anh nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam với giá trị gần 272 triệu USD, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2021.
Gần 60% kim ngạch xuất khẩu sang Anh là từ tôm chân trắng, cá tra chiếm 20%, tiếp đến là các sản phẩm tôm sú, cá ngừ, cá tuyết, mực và các sản phẩm hải sản khác. Trong khi XK tôm chân trắng sang Anh giảm 9% thì cá tra vẫn giữ được tăng trưởng gần 32% so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng trong tháng 10/2022, xuất khẩu cá tra sang Anh vẫn giữ được tăng trưởng 60% đạt 4,7 triệu USD. Luỹ kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường này mang về 54,7 triệu USD, chiếm 2,5% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Trong đó, cá tra phile đông lạnh (mã HS 0304) chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu loài này, đạt trên 49 triệu USD, cá tra nguyên con đông lạnh chiếm gần 4% và cá tra chế biến chiếm trên 6%.
Riêng trong tháng 10/2022, xuất khẩu cá tra sang Anh vẫn giữ được tăng trưởng 60% đạt 4,7 triệu USD. Luỹ kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường này mang về 54,7 triệu USD, chiếm 2,5% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Trong đó, cá tra phile đông lạnh (mã HS 0304) chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu loài này, đạt trên 49 triệu USD, cá tra nguyên con đông lạnh chiếm gần 4% và cá tra chế biến chiếm trên 6%.
Lạm phát tại Anh liên tục tăng nóng kể từ đầu năm nay và tăng tới mức cao nhất trong 40 năm (10,1%) trong bối cảnh các hộ gia đình và các doanh nghiệp phải chống chọi với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Cuộc khủng hoảng đã bùng phát từ khá lâu với chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 cũng như cuộc chiến ở Ukraine dẫn đến lạm phát ngày càng tăng. Khảo sát cho thấy, trong tháng 9, 1/5 số các gia đình có thu nhập thấp phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thực phẩm, khiến hàng triệu người bỏ bữa cả ngày.
Trước thực tế đó, người tiêu dùng Anh sẽ nghiêng về các sản phẩm thực phẩm giá rẻ hơn. Trong đó, các sản phẩm cá thịt trắng vẫn được ưa chuộng hơn cả. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), NK cá thịt trắng vào thị trường Anh trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 15% đạt 732 triệu USD. Khối lượng NK đã sụt giảm vì ảnh hưởng của chiến sự Nga – Ukraine dẫn đến thiếu nguồn cung. Giá trị NK tăng vì giá NK trung bình trong các tháng tăng từ 10%-34% so với cùng kỳ năm 2021.
So với các loài cá thị trắng, thì cá tra phile đông lạnh (mã HS 030462) nhập khẩu vào Anh có giá trung bình tăng ít hơn, tăng từ 6%-19%. Việt Nam là nguồn cung cấp cá thịt trắng lớn thứ 5 trên thị trường Anh, chiếm khoảng 7,5% thị phần. Anh nhập khẩu chủ yếu các loại cá tuyết từ Na Uy, Iceland, Quần đảo Faroe và từ Trung Quốc – xưởng gia công, chế biến cá thịt trắng cho các nước châu Âu.
So với các loài cá thị trắng, thì cá tra phile đông lạnh (mã HS 030462) nhập khẩu vào Anh có giá trung bình tăng ít hơn, tăng từ 6%-19%. Việt Nam là nguồn cung cấp cá thịt trắng lớn thứ 5 trên thị trường Anh, chiếm khoảng 7,5% thị phần. Anh nhập khẩu chủ yếu các loại cá tuyết từ Na Uy, Iceland, Quần đảo Faroe và từ Trung Quốc – xưởng gia công, chế biến cá thịt trắng cho các nước châu Âu.
Theo các chuyên gia kinh tế, Anh là nước duy nhất trong nhóm G7 chưa phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid, lại bị giáng thêm cú sốc năng lượng và lạm phát từ cuộc chiến Nga – Ukraine. Thị trường này đang bên bờ vực của suy thoái kinh tế và dấu hiệu sa sút sẽ còn tiếp tục tới năm 2024. Xu hướng tiêu thụ và nhập khẩu thuỷ sản ở thị trường này chắc chắn sẽ bị tác động giảm trong thời gian tới và nhu cầu có thể vẫn tập trung nhiều hơn vào phân khúc thuỷ sản giá vừa phải hoặc thấp.
Do vậy, dư địa cho cá tra xuất khẩu sang thị trường này vẫn đang rộng mở, đặc biệt với lợi thế thuế quan nhập khẩu theo hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA).
Hồng Nhì, Trần Chung, Tuấn Kiệt