Đây là tốc độ tăng trưởng rất thấp, đã giảm một nửa so với cùng kỳ năp 2019.Quý I/2019 và Quý I/2018, giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng lần lượt 9% và 10,45%.
Với tốc độ trên, Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo, ngành chế biến, chế tạo – là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành công nghiệp – chỉ tăng 6,28% trong Quý I (so với dự kiến 10,47% trước đây).
Trường hợp dịch bệnh kết thúc cuối Quý II/2020, dự kiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong Quý II/2020 tăng 5,33% so với cùng kỳ 2019 (Quý I/2019 và Quý I/2018 tăng lần lượt là 9,24% và 8,34%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo chỉ tăng 6,23% trong Quý II (so với dự kiến 11,21% trước đây).
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da – giày – túi xách, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động và linh kiện... Vì vậy ảnh hưởng của dịch bệnh cũng sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ ngoài nước của các ngành hàng trên.
Trước mắt, các Bộ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của dịch cúm 2019 Covid-19 tại Trung Quốc và các nước khác có liên quan để có các biện pháp ứng phó kịp thời trong các tình huống có thể xảy ra.
Tỷ lệ giá trị gia tăng trong ngành dệt may chỉ chiếm 50% (ảnh: Thu Ngân) |
Bộ Công Thương thường xuyên trao đổi với các Hiệp hội ngành hàng cập nhật thông tin và diễn biến của dịch để kịp thời có thông tin cảnh báo và hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu, đồng thời, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu để các ngành hàng dần bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là tận dụng các FTAs mà Việt Nam mới gia nhập như CPTPP, EVFTA.
Về lâu dài, các doanh nghiệp buộc phải tăng nội địa hoá, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong nước, tránh nhập khẩu quá nhiều nguyên phụ liệu, linh kiện từ bên ngoài. Hiện, tỷ lệ này ở ngành điện tử chỉ đạt 37%, dệt may đạt 50%.
Chuyên gia Hàn Quốc tư vấn cải tiến sản xuất gặp khó vì dịch bệnh
Theo thông tin từ Cục Công nghiệp, các chuyên gia người Hàn Quốc trong lĩnh vực tư vấn cải tiến, nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp không thể tiếp cận doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.