Vài năm lại đây, số lượng người tiêu dùng hiểu biết và tìm mua thực phẩm hữu cơ ngày một gia tăng. Kéo theo đó là tình trạng nhập nhèm, gian lận trong cung cấp sản phẩm. Vậy cách nào để nhận diện một sản phẩm thực sự hữu cơ?

{keywords}
Toàn cảnh diễn đàn Quốc tế Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – phát triển và hội nhập


Nhập nhèm thực phẩm hữu cơ

Tại diễn đàn Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - phát triển và hội nhập, các đại biểu đã chỉ ra tình trạng: Trên thị trường hiện nay, nhiều sản phẩm gắn mác “thực phẩm hữu cơ” tuy nhiên thực tế lại không có chứng nhận nào được cấp.

Thậm chí, có sản phẩm quảng cáo là “thực phẩm hữu cơ” nhưng lại “tự khai” trên bao bì được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam, chưa đạt chuẩn hữu cơ). Điều này không chỉ khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn, mất quyền lợi mà còn gây rối loạn môi trường kinh doanh thực phẩm hữu cơ.

Đó là quy trình sản xuất thực phẩm hữu cơ phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc và tốn kém.

Như ông Võ Minh Khải, TGĐ Công ty thương mại và sản xuất Viễn Phú, người 10 năm gây dựng mô hình trang trại hữu cơ cho biết: Việc chuyển đổi một trang trại từ mô hình nông nghiệp phi hữu cơ sang hữu cơ ít nhất mất 3 năm để làm sạch đất, nguồn nước; sau đó áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật khắt khe như sử dụng các biện pháp sinh học để thay thế thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thu y có nguồn gốc hoá học…. Chưa kể, khâu chế biến sản phẩm cũng tuân thủ các nguyên tắc hữu cơ.

Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH cũng tiết lộ: Để ra mắt một sản phẩm hữu cơ, TH phải mất vài năm ròng chuyển đổi cả chuỗi sản xuất từ chuyển đổi đồng cỏ, quy trình chăm sóc đàn bò đến chuỗi sản xuất và phân phối. Trên những đồng cỏ sạch bóng phân hóa học và thuốc trừ sâu, đàn bò hữu cơ TH nhàn nhã tản bộ, ăn thức ăn hữu cơ, uống nước sạch không kém nước uống của người. Nếu ốm, những chú bò được châm cứu, uống thảo dược chữa bệnh chứ tuyệt đối không dùng thuốc thú y.

{keywords}
Điều trị bệnh bằng thảo dược cho bò hữu cơ ở trang trại bò sữa hữu cơ TH

Với sản phẩm nước uống thảo dược (TH true Herbal), TH cũng phải lựa chọn các khu vực trồng trọt chưa bị tác động nhiều bởi phân bón hoá học để cải tạo đất, hoặc trồng dưới tán rừng tự nhiên để lấy nguyên liệu. Tất cả các quy trình đó đều được tổ chức chứng nhận quốc tế Union Control giám sát và kiểm tra.

Với một quy trình phức tạp như vậy nên giá sản phẩm hữu cơ thường cao gấp đôi sản phẩm thường. Sự nhập nhèm trong phân định sản phẩm hữu cơ không chỉ khiến người tiêu dùng thiệt hại mà còn khiến những doanh nghiệp chân chính lao đao.

Chính vì vậy, tại diễn đàn, bà Thái Hương đã đề nghị Thủ tướng tiếp sức cho nông nghiệp hữu cơ bằng cách chỉ đạo cho xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật (mức cao hơn tiêu chuẩn, mang tính bắt buộc áp dụng). Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và yêu cầu Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế phối hợp xây dựng, ban hành.

Xây chữ tín bằng hậu kiểm và truy xuất nguồn gốc

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp hữu cơ cũng hé lộ nếu đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế, hàng năm, các tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra mẫu đất, nước, sản phẩm tổng thể một lần để cấp lại chứng chỉ (Chi phí hậu kiểm này mất khoảng 2000- 3000 USD - PV).

Ngoài việc chấp nhận chi phí đắt đỏ để đảm bảo uy tín thương hiệu, các doanh nghiệp như TH còn xây chữ tín bằng truy xuất nguồn gốc. Nhờ đó người tiêu dùng có thể tận mắt thấy quy trình từ đồng ruộng lên bàn ăn của sản phẩm.

Chia sẻ về điều này, bà Thái Hương cho biết thêm: trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, chữ tín của doanh nghiệp vẫn là trên hết. Doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài cùng thời gian, muốn có lợi nhuận thì nhất định phải cam kết dựa trên bộ tiêu chí, quy chuẩn do Nhà nước ban hành.

“Khi có bộ tiêu chí các hiệp hội và người tiêu dùng cũng sẽ có cơ sở để giám sát doanh nghiệp” - bà Thái Hương nói.

Thứ trưởng NN&PTNT Trần Thanh Nam cho hay, định hướng của Bộ NN&PTNT sẽ ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn ngang bằng với tiêu chuẩn quốc tế để tạo hành lang pháp lý cho việc cấp chứng nhận.

“Việc cấp và giám sát tiêu chuẩn của doanh nghiệp sẽ do các tổ chức chứng nhận thực hiện cụ thể còn nhà nước sẽ giám sát việc tổ chức cấp chứng nhận. Trường hợp nghi vấn có sai phạm, Bộ có thể lấy mẫu để kiểm tra, đối chiếu” - ông Nam nói.

Ông Nam nêu quan điểm: Ngoài vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức cấp chứng nhận, hiệp hội chuyên ngành, việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ là hết sức cần thiết. Bởi vì người tiêu dùng sẽ là một kênh giám sát mang tính quyết định nhất.

 

Cách đọc nhãn sản phẩm hữu cơ

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Organic sẽ được gắn nhãn “Certified Organic Foods” hoặc có dấu xác nhận tiêu chuần mà sản phẩm được chứng nhận (như USDA- NOP, EC) .
Chứng nhận này được gắn trên sản phẩm khi và chỉ khi sản phẩm đó: không chứa hormone, không chứa thuốc trừ cỏ, không chứa phân bón hóa học, không bị biến đổi gen, không bị chiếu xạ tiệt trùng, không có hương liệu, phẩm màu và chất bảo quản.

{keywords}
Sản phẩm hữu cơ có thông tin về chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ trên bao bì

 

Bình Minh