- Đại diện Cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tiến hành điều tra vụ việc Con Cưng bị tố cắt nhãn mác cũ, thay vào đó là mác “Made in Thailand”.
Sáng 22/7, trao đổi trên Zing, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng cục Quản lý thị trường (bộ Công Thương) cho biết, cơ quan này đã tiếp nhận thông tin phản ánh về việc thương hiệu Con Cưng cắt tem nhãn, gắn mác sản phẩm ngoại vào sản phẩm.
Sau khi nhận được thông tin phản ánh, lãnh đạo cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo cục Quản lý thị trường TP.HCM điều tra vụ việc Con Cưng bị tố cắt nhãn mác gốc, thay vào đó là gắn nhãn mác “Made in Thailand”.
Siêu thị Con Cưng bị nghi gắn mác hàng Thái. |
Khoảng 12 giờ trưa 22-7, Chi cục QLTT TP.HCM phối hợp cùng Cục QLTT đồng loạt kiểm tra 3 cửa hàng Con Cưng trên đường Tôn Thất Tùng, Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) và cửa hàng trên đường Hồng Bàng (quận 6).
Kiểm tra tại cửa hàng Con Cưng trên đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM |
Tại các cửa hàng trên, lực lượng QLTT kiểm tra từng dòng sản phẩm quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa mỹ phẩm về nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn, cũng như chứng từ có hợp lệ hay không.
Kem săn chắc vùng da nhiều mỡ có tem dán tên công ty khác chồng lên tên công ty in trên bao bì |
Ông Trần Hùng cho biết trên báo Người lao động, khi kiểm tra một sản phẩm áo ở cửa hàng Con Cưng, tuy có chữ Made in Thailand treo bên ngoài, còn áo trong không có bất cứ nhãn gì để chứng minh về nguồn gốc. Thậm chí, có thông tin in trên áo chỉ cần giặt sẽ phai ngay. Bên ngoài có tem với chữ rất nhỏ sản xuất tại Thái Lan dán lên, gắn ở miếng nhựa không liên quan gì đến chiếc áo, "chứng tỏ "họ" không chịu trách nhiệm gì về sản phẩm này.
Ông Hùng thông tin thêm Cục QLTT cũng đã có kế hoạch triển khai kiểm tra hệ thống các cửa hàng của Công ty Con Cưng trên toàn quốc trong thời gian tới.
Theo ông Hùng quan sát ban đầu có dấu hiệu vi phạm qua đơn khiếu kiện của người tiêu dùng tại cửa hàng Con Cưng. |
Trước đó, một khách hàng tại TP.HCM đã gửi ý kiến khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng về việc sản phẩm của công ty Cổ phần Con Cưng - đơn vị quản lý chuỗi siêu thị Con Cưng và ToyCity - bị lỗi và tem mác có dấu hiệu bị cắt để thay thế bằng tên đại diện của siêu thị - CF (Con Cưng Fashion).
Theo thông tin từ khách hàng, người này đã mua hàng với tổng giá trị hóa đơn là gần 1,5 triệu đồng, trong đó có bộ quần áo thun trị giá 329.000 đồng. Tuy nhiên, khi khách hàng mang các sản phẩm về nhà thì phát hiện bộ quần áo thun có dấu hiệu cắt tem nhãn và thay thế bằng tem nhãn CF với xuất xứ ghi là "Made in Thailand".
Ảnh sản phẩm mà khách hàng phát hiện Con Cưng có dấu hiệu thay đổi nhán mác. |
Vì nghi ngờ, vị khách này đã mang sản phẩm lỗi đến công ty để làm rõ sự việc. Sau khi vị khách này khiếu nại, công ty Cổ phần Con Cưng đã thu hồi khoảng 4.000 sản phẩm trong tổng số 9.000 sản phẩm của lô hàng này.
Chiều 22/7, Công ty CP Con Cưng đã có thông báo chính thức về vấn đề này. Theo thông báo, Con Cưng có toàn bộ chứng nhận sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan với 100% nguyên liệu từ Thái Lan và các nước ASEAN, cũng như được cấp phép bởi Sở Ngoại Thương (trực thuộc Bộ Thương mại Thái Lan). Sản phẩm CF G127011 nằm trong lô hàng được sản xuất bởi Công ty International Incorporated (Thailand) Co., Ltd, tại Thái Lan, thông qua hợp đồng ký ngày 10-11-2017. Toàn bộ lô hàng theo hợp đồng này đã được cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu D số D2017-0356082 bởi Sở Ngoại Thương Thái Lan. Trên chứng nhận xuất xứ cho lô hàng này nêu rõ toàn bộ sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan, sử dụng 100% nguyên phụ liệu có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan và các nước ASEAN.
Cũng theo thông tin Con Cưng cung cấp, công ty này có đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng bao gồm ngày xuất hàng, ngày nhập cảng, ngày nhập kho công ty và ngày bán trên hệ thống cửa hàng Con Cưng.
Ông Lưu Anh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty CP Con Cưng, cho biết trên báo Người lao động, sau khi nhận được phản ánh của khách hàng, công ty đã tiến hành kiểm tra và xác nhận lỗi sản phẩm này, đồng thời nhận lỗi là đã không kiểm tra hết toàn bộ lô hàng.
Thành lập năm 2011, hiện chuỗi hệ thống siêu thị mẹ bầu và bé Con Cưng có tất cả 343 cửa hàng trên toàn quốc. Trên website, Con Cưng tự giới thiệu là công ty tiên phong tại Việt Nam chuyên về nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm an toàn, chất lượng, giá thành hợp lý dành cho trẻ em.
Con Cưng hiện là chuỗi có quy mô lớn nhất trên thị trường đồ cho mẹ và bé - thị trước có quy mô ước tính khoảng 7 tỷ USD. |
Thông tin chuỗi siêu thị Con Cưng nghi gắn mác hàng Thái đã thêm một lần nữa khiến niềm tin của người tiêu dùng Việt bị lung lay. Bởi thời gian gần đây, những vụ việc cắt tem nhãn xuất xứ sản phẩm rồi thay bằng tem nhãn khác liên tục xảy ra.
Kết luận kiểm tra tại Mumuso được Bộ Công Thương công bố mới đây gây sốc cho nhiều người tiêu dùng Việt: Quảng cáo đính kèm chữ "Korea (Hàn Quốc)" song 99,3% hàng của Mumuso nhập từ Trung Quốc; 0,7% còn lại mua từ các đơn vị sản xuất trong nước.
Vụ việc thương hiệu khăn lụa Khaisilk cũng gây bàng hoàng. Cuối tháng 10/2017, vụ việc Khaisilk bán lụa tơ tằm xuất xứ Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam bị phát hiện đã làm dấy lên một làn sóng dư luận về tính chân thực của các sản phẩm được gắn mác “Made in Vietnam”.
Sau khi sự thật về các thương hiệu có tiếng như Khaisilk, Mumuso được phơi bày, người tiêu dùng Việt lo ngại rằng hàng loạt các mặt hàng khác được kinh doanh ở Việt Nam liệu có đang ở tình trạng tương tự?
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Một chủ shop ở Hà Nội bị tố bán hàng nhái quần áo Uniqlo với giá đắt đỏ
Khách hàng tố chủ shop trên đường Đại Cồ Việt bán hàng fake Uniqlo giá đắt
Hàng giả, hàng nhái làm nhiễu loạn thị trường
Hàng giả, hàng nhái diễn biến tinh vi đang từng ngày thách thức cơ quan quản lý, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp làm ăn chân chính, đánh đố người tiêu dùng.
Chợ Thổ Tang, hàng nhái đàng hoàng mua bán
Chợ Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) còn là “thánh địa” hàng giả, hàng nhái, từ thông dụng đến cao cấp. Về đây, dân buôn bán có thể tìm được bất cứ loại hàng nào mình cần với giá bèo.
Công nghệ 'nâng cấp' hàng nhái thành... hàng hiệu cũ
Nắm bắt được nhu cầu tâm lý thích sử dụng hàng cũ của người tiêu dùng, kẻ gian đã bỏ công tái chế biến hàng nhái, hàng kém chất lượng thành hàng cũ rồi trộn lẫn vào các mặt hàng này đem bán.