Khi mua Keyhole, công cụ sau này trở thành Google Earth vào năm 2004, Google chỉ nghĩ rằng du khách có thể dùng ứng dụng này kiểm tra các điểm du lịch và các nhà sản xuất phim có thể sử dụng hình ảnh vệ tinh chi tiết để tạo bối cảnh cho các bộ phim. Nhưng hiện nay, thông qua chương trình Google Earth Outreach, công cụ này đã trở lên quan trọng cho các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức lợi ích công miêu tả một cách trực quan những câu chuyện của họ. Ví dụ, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đang sử dụng Google Earth để bảo vệ hổ Sumatra, gấu con; các nhân viên cứu trợ tại Nhật Bản đã sử dụng công cụ này sau trận động đất 2011. Trong khi đó, tổ chức cứu trợ sau chiến tranh HALO Trust sử dụng Google Earth để xác định vị trí và loại bỏ bom mìn, và bộ tộc Surui của Brazil sử dụng Google Earth để lập bản đồ về nhà trong rừng rậm nhiệt đới Amazon.
Nhóm nghiên cứu Google Earth Outreach đã tạo ra một bộ công cụ hướng dẫn các tổ chức tạo ra các bản đồ riêng cho mình. Bạn có thể thêm các điểm, đường và đa giác, nhúng video YouTube vào bản đồ.
Sau đây chúng ta hãy cùng xem 10 tác dụng lớn nhất của Google Earth Outreach đối với trái đất:
Appalachian Voices lập bản đồ về việc các dãy núi bị tàn phá
Appalachian Voices, một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ ở Bắc Carolina đã sử dụng Google Earth để minh họa phạm vi các dãy núi bị tàn phá do khai thác than.
Viện Jane Goodall kiểm soát nạn phá rừng
Chương trình châu Phi của Viện Jane Goodall, hoạt động bảo tồn các loài vượn lớn, sử dụng Google Earth để lập bản đồ những môi trường sống đang dần mất đi ở Uganda và Tanzania, do đói nghèo, nạn phá rừng, canh tác không bền vững.
Street View cho Amazon
Tổ chức phi chính phủ bảo vệ rừng Amazon của Brazilian (Amazon Sustainable Foundation) đã nhờ đội Google Street View giới thiệu cho cộng đồng địa phương về sông Amazon và rừng nhiệt đới Amazon, với hy vọng rằng họ có thể nhìn thấy vẻ đẹp tự nhiên của nó và ngừng lại việc xâm nhập vào khu vực này. Những người dân địa phương sử dụng Street View để ghi lại cảnh quan.
Phong trào Vành đai xanh (Green Belt Movement) lập bản đề trồng cây
Green Belt Movement sử dụng Google Earth để lập bản đồ các dự án trồng cây con ở Kenya để chống lại biến đổi khí hậu.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc miêu tả quá trình đô thị hóa ở Thâm Quyến, Trung Quốc
Thâm Quyến, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một siêu đô thị trong 25 năm qua. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã tạo ra bản đồ này so sánh với những thay đổi đáng kể mà thành phố này đã trải qua, và kết quả tác động đến môi trường.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc theo dõi mức độ thu hẹp của biển Aral
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc sử dụng Google Earth để lập bản đồ về việc suy giảm đáng kể kích thước của biển Aral ở Trung Á, do việc dẫn nước và thủy lợi, diễn ra từ những năm 1960. Biển này hiện chỉ bằng 1/4 so với một nửa thế kỷ trước.
Viện Bảo tàng Holocaust Hoa Kỳ phơi bày khủng hoảng ở Darfur
Viện Bảo tàng Holocaust Hoa Kỳ sử dụng Google Earth để phơi bày cuộc khủng hoảng là nạn diệt chủng ở Darfur, một trong những tội ác lớn nhất chống lại loài người trong một phần tư thế kỉ qua. Bản đồ bao gồm các lời khai và những bức ảnh của những ngôi làng bị đốt cháy và tình hình của người tị nạn.
Tổ chức bảo vệ rừng California (Save the Redwoods League) thể hiện nạn phá rừng trên bản đồ
The Save the Redwoods League sử dụng Google Earth để minh họa cho tầm quan trọng và nạn phá rừng California.
Đại từ điển bách khoa về cuộc sống trên Trái Đất (Encyclopedia of Life) theo dõi sự phát triển của loài gây độc “Nho biển”
Bách khoa toàn thư đã tạo ra bản đồ Google Earth thể hiện sự lây lan của "Nho biển", một mối đe dọa nghiêm trọng đến đời sống biển. Nho biển có thể phát triển mạnh trong các vũng vịnh bị ô nhiễm kim loại nặng hay chất hữu cơ. Thủy sinh ăn phải nho biển chứa các chất độc này có thể bị chết. Chất độc từ các loài thủy sản ăn nho biển sẽ được chuyển sang người nếu ăn các loài thủy sản này. Ngoài ra, bản thân nho biển cũng tự tiết ra chất độc để chống lại các loài ăn nho biển.
Nơi Google Earth bắt đầu
Một vài tuần trước khi giám đốc kĩ thuật Rebecca Moore của Google Earth Outreach bắt đầu làm việc tại Google năm 2005, cô nhận được một thông báo "khó hiểu" về việc khai thác gỗ trong cộng đồng của mình tại dãy núi Santa Cruz, với một bản đồ đen trắng khó hiểu. Moore đã sử dụng Keyhole, công cụ sau này trở thành Google Earth, để phác thảo những gì được miêu tả trong thông báo một cách kỹ thuật hơn và dễ hiểu hơn.
Vào ngày thứ 2 làm việc tại Google của Moores, cơn bão Katrina đã tấn công New Orleans. Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Google công bố dữ liệu, chẳng hạn như chỗ lánh nạn của các gia đình trên Google Earth, để có thể tiếp cận và hỗ trợ một các nhanh nhất. Moore nhớ lại , người sáng lập Google, Eric Schmidt đã nói với các kỹ sư: "Dù hiện bạn đang làm việc gì thì nó cũng không quan trọng bằng việc cứu sống những người ở New Orleans."
Với bản đồ của Google, những người cứu hộ có thể nhìn thấy nơi những người dân đang bị mắc kẹt và đưa ra được quyết định nên dùng phương tiện gì, máy bay hay thuyền, là phù hợp nhất trong từng trường hợp. Đội cảnh sát biển sau đó cho biết Google đã hỗ trợ để cứu sống được 4000 người.
Moore cho biết, những tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới đã bắt đầu liên hệ với tôi và chúng tôi nhận thấy rằng công cụ này sẽ rất hữu ích cho tất cả các dự án về môi trường.
Khi Google Earth chính thức ra mắt vào tháng 6/2007, John Hanke, người sáng lập Keyhole đã nhận thấy những ứng dụng phi lợi nhuận của Google Earth và cho biết, tầm quan trọng của ứng dụng này quan trọng hơn ông nghĩ.
Theo Mashable