Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc:

Người lao động nghỉ hưu trong điều kiện bình thường (theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).

{keywords}
Ảnh minh họa

Người lao động khi đủ điều kiện nghỉ hưu mà có 20 năm đóng BHXH được hưởng lương hưu ở mức như sau:

Lao động nữ, mức lương hưu bằng 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Lao động nam, trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 - 31/12/2021: Mức lương hưu bằng 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp người lao động nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động (theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019)

Đối với người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%: Đối với lao động nữ, mức lương hưu dao động từ 45% - 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Đối với lao động nam, trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 - 31/12/2021: Mức lương hưu dao động từ 37% - 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi, mức lương hưu dao động từ 35% - 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Đối với lao động nữ, mức lương hưu dao động từ 35% - 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Đối với lao động nam, trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 - 31/12/2021, mức lương hưu dao động từ 27% - 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi, mức lương hưu dao động từ 25% - 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Trường hợp người lao động nghỉ hưu do có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên: Đối với lao động nữ, mức lương hưu tối đa là 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Đối với lao động nam, trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 - 31/12/2021, mức lương hưu tối đa là 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi, mức lương hưu tối đa là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2  là của Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đối với lao động nữ, mức lương hưu dao động từ 35% - 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Đối với lao động nam, trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 - 31/12/2022, mức lương hưu dao động từ 27% - 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi, mức lương hưu dao động từ 25% - 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Đối với lao động nữ, mức lương hưu tối đa là 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Đối với lao động nam, trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 - 31/12/2021, mức lương hưu tối đa là 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi, mức lương hưu tối đa là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

 Đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Đối với nữ, mức lương hưu bằng 55% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Đối với nam, trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 - 31/12/2021, mức lương hưu bằng 47% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Mức lương hưu bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Bị xử phạt khi đang đợi cấp biển số xe

Bị xử phạt khi đang đợi cấp biển số xe

Trong thời gian chờ gắn biển xe máy, tôi điều khiển xe bị công an bắt vì 2 lỗi: xe không biển số và không có đăng ký xe. Tôi bị giữ xe 7 ngày, tước bằng lái 2 tháng. Xin hỏi như vậy có đúng quy định không?