- “Bà con mình ở đây thấy cảnh mặt đất rung lắc nổ ầm ầm, rồi cái thuỷ điện nó chảy nước. Nhìn cảnh nớ làm răng mà yên tâm sống được. Kiểu ni chỉ còn nước là bỏ làng đi thật xa vào rừng mới hết lo sợ…”.
>> Mở cửa Sông Tranh 2: Thấy nhiều nhưng... khó nói ra
>> Dư chấn thủy điện Sông Tranh 2: Nên bình tĩnh!
>> Đập Sông Tranh 2 an toàn đến bao giờ?
>> Lại rung chuyển gần thủy điện Sông Tranh 2
>> Quảng Nam lại động đất 3 lần trong đêm
>> Trà My lại rung lắc, đã có 53 trận động đất
Có gan trời cũng sợ
“Nói thiệt chú nghe, động đất dồn dập và ngày càn mạnh hơn. Giữa đêm nằm nghĩ đến cái đập Sông Tranh 2 treo lở lửng trên đầu. Hàng chục nghìn người dân ở phía dưới, bảo tụi tui yên tâm sao được. Có gan trời cũng sợ nữa là gan người như anh em tụi tui trên này…” - mở đầu câu chuyện, Bí thư huyện uỷ Bắc Trà My (Quảng Nam) Nguyễn Thế Tài tâm sự.
Đúng như những lời ông Tài nói,
hỏi thăm nhiều lãnh đạo chủ chốt của huyện Bắc Trà My, tất cả đều bảo, các đoàn
công tác, các nhà khoa học đều bảo yên tâm, động đất không ảnh hưởng đến đập
Sông Tranh 2.
|
Người dân hoang mang lo lắng sau trận động đất sáng
hôm qua (18-9) |
Động đất kích thích sẽ giảm dần trong những năm tới. Nhưng giảm đâu không thấy, chỉ thấy ngày càng xuất hiện dồn dập.
"Thuỷ điện Sông Tranh 2 chưa tích nước mà động đất dồn dập như vậy, nếu tích nước chắc động đất sẽ lớn hơn. Mà sự cố nước phun trào nơi thân đập vừa khắc phục xong. Liệu có đảm bảo an toàn?" -ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện nói.
Điều làm ông Phong lo lắng và đặt câu hỏi mà mãi đến bây giờ vẫn chưa nhận được câu trả lời từ chủ dự án và các nhà khoa học là trước khi xây dựng thuỷ điện Sông Tranh 2 đã tính đến động đất kích thích xảy ra.
Thế nhưng, khi xây dựng nhà tái định cư cho dân lại không tính đến động đất để đến bây giờ nhà dân bị nứt, hư hỏng khiến dân lo sợ sập nhà nên bỏ vào rừng sinh sống
Nỗi lo kép nơi vùng tâm chấn
Chỉ tính giữa khuya 3-9 đến nay, khi mùa mưa bắt đầu, những trận động đất xuất hiện dồn dập với tổng cộng hơn 16 trận lớn nhỏ.
Ông Hồ Văn Hùng, một người dân xã Trà Tân bảo: "Mặt đất mấy ngày ni chao đảo, trong lòng đất thì nổ đì đùng, nhà cửa bà con bị hư hại. Sợ lắm. Kiểu ni bà con mình phải dựng nhà tạm trong rừng để ở, không dám ở nhà xây sợ nó sập chết chắc".
Nhà dân bị nứt tường do động đất |
Nhiều nhà dân dưới chân đập thuỷ điện Sông Tranh 2 lo sợ động đất và thuỷ điện nên đóng cửa bỏ đi nơi khác |
Trên đường vào các làng tái định cư ở Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bui, chúng tôi gặp ông Hồ Văn Don vai mang gùi trên đường vào rừng để tìm đất dựng nhà.
Ông bảo, đến bây giờ bà con ở làng thôn 3 xã Trà Bui lo lắng hoang mang không biết điều gì 'khiến đất trời nổi giận'.
“Bà con mình ở đây thấy cảnh mặt đất rung lắc nổ ầm ầm, rồi cái thuỷ điện nó chảy nước. Nhìn cảnh nớ làm răng mà yên tâm sống được. Kiểu ni chỉ còn nước là bỏ làng đi thật xa vào rừng mới hết lo sợ…” - ông Don nói.
Đi đến đâu cũng thấy gương mặt thất thần lo lắng vì động đất liên tiếp xảy ra. Nhiều gia đình ở các làng tái định cư bỏ công ăn việc làm túm tụm bàn tán.
Có gia đình bắt đầu gói gém quần áo, xoong nồi và đưa gia súc lên rừng để tránh động đất và thuỷ điện khi mùa mưa lũ đang đến gần.
Thống kê sơ bộ, tại các xã Trà Giác, Trà Bui, Trà Đốc... H. Bắc Trà My, nơi chịu ảnh hưởng của thủy điện Sông Tranh 2 có 1.196 hộ/trên 6.300 khẩu phải di dời.
Theo lời hứa của nhà đầu tư, khi thực hiện dự án mỗi hộ trong diện tái định cư được cấp một lô đất ở diện tích 400m2, có thêm 600m2 đất vườn gắn với đất ở và 1-1,5ha đất sản xuất. Thế nhưng, tại các khu tái định cư này, nhiều nhà dân đã bỏ hoang không ở vì lo sợ động đất.
Ghé vào nhà bà Nguyễn Thị Liễu ở thôn 1, Trà Đốc. Trong nỗi lo lắng, bà kể động đất liên tiếp mấy bữa ni khiến nhà bị nứt toang hoác. Ban đêm cả vợ chồng và 4 đứa con phải trải chiếu nằm ngoài hiên để đề phòng động đất xảy ra còn chạy.
Người dân vùng động đất và thuỷ điện Sông Tranh 2 kéo nhau vào rừng dựng nhà, phá rừng làm rẫy |
Chủ tịch UBND xã Trà Đốc Hồ Văn Lợi cho hay: Nhà tái định cư chưa được một năm đã xuống cấp, nay động đất liên miên, người dân đã lo sợ nay lại càng sợ hơn. Đã có 24 hộ dân ở các khu tái định cư thủy điện thuộc một số thôn của xã đã bỏ nhà tái định cư vô rừng dựng nhà sinh sống.
"Xã không thể ngăn cản, thuyết phục được họ vì động đất cư liên miên mà chẳng có cơ quan nào đứng ra giải thích, đảm bảo sự an toàn cho dân" - ông Lợi nói thêm.
Ông Đinh Văn Xuân - Chủ tịch UBND xã Trà Bui cũng bức xúc: Bà con tui đang yên đang lành đùng một cái làm thuỷ điện. Lợi mô chưa thấy, chỉ thấy hơn 300 hộ dân trong xã bị đẩy vào tận trong rừng và không được cấp đất sản xuất. Không có đất đai làm ăn. Chừ đến động đất nhà hư hỏng chẳng thấy ai đến giúp.
Vũ Trung