Bình Định đang được ví như "ngôi sao nối ngôi" trên bản đồ du lịch biển miền Trung. Được quy hoạch là trung tâm phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó TP. Quy Nhơn đóng vai trò liên kết đô thị hạt nhân.
Thời gian qua, Bình Định đang tập trung phát triển mạnh hạ tầng. Đây chính là yếu tố thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, đồng thời là chìa khóa giúp tỉnh bứt phá.
Tháng 12/2006, cầu Thị Nại nằm trong top những cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nối từ đất liền trung tâm thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (Khu kinh tế Nhơn Hội) được khánh thành.
Cầu Thị Nại đi vào hoạt động không chỉ thúc đẩy giao thông thuận tiện mà còn mở rộng cánh cửa phát triển du lịch cho khu vực bán đảo Phương Mai, nơi quy tụ những danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Quy Nhơn như Eo Gió, Hòn Khô, đồi cát Phương Mai…
Cầu Thị Nại dẫn vào Khu kinh tế Nhơn Hội. |
Điểm nhấn hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Định là Sân bay Phù Cát. Sau khi nhà ga T1 được xây dựng mới và đưa vào hoạt động từ tháng 5/2018 với diện tích gấp 3 lần nhà ga cũ đã nâng số chuyến bay đến Bình Định lên 40 chuyến/ngày thay vì 3 - 5 chuyến như trước năm 2017.
UBND tỉnh Bình Định đã có đề xuất quy hoạch sân bay Phù Cát thành sân bay quốc tế để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách trong nước và quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương và vùng lân cận. Trước đó, sân nay đã đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Cheongju (Hàn Quốc) đến Quy Nhơn do Bamboo Airways thực hiện trong đầu năm 2020.
Cảng hàng không Phù Cát là một trong những sân bay nhộn nhịp bậc nhất của khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. |
Bên cạnh đó, quốc lộ 19B đoạn từ sân bay Phù Cát đến Khu kinh tế Nhơn Hội vừa được khánh thành đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ sân bay Phù Cát về KKT Nhơn Hội… chỉ còn khoảng 15 - 20 phút bằng ô tô. Từ đó thúc đẩy quá trình đi lại thông suốt, đón đầu làn sóng đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan vào khu kinh tế cũng như thu hút du khách đến với các điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn.
Đặc biệt, mấy năm gần đây, Bình Định đang nổi lên là điểm hót thu hút du khách. Theo đó, hạ tầng du lịch với nhiều tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng sinh thái lớn của Quy Nhơn đang được gấp rút hoàn thành sẽ là yếu tố thu hút các nhà đầu tư đến với “vùng đất mới” giàu tiềm năng này.
Hạ tầng về du lịch được đầu tư bài bản với các khu resort lớn như: Khách sạn FLC Luxury Hotel Quy Nhon và Khách sạn mới FLC Grand Hotel Quy Nhon |
Điểm kích hoạt đầu tiên cho du lịch Bình Định, phải kể đến quân thể 5 sao FLC Quy Nhơn bao gồm khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị quốc tế, công viên động vật bán hoang dã… đã góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng du lịch cao cấp tại một trong những khu vực biển đảo đẹp nhất Việt Nam.
Sau đó, hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng đi vào hoạt động như dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý; Quần thể du lịch, lịch sử tâm linh chùa Linh Phong; Khu du lịch Kỳ Co; Khu dã ngoại Trung Lương và Crown Retreat Quy Nhon Resort; Khu nghỉ dưỡng và biệt thự Aurora; Casa Marina Resort (Bãi Xép, Ghềnh Ráng)...
Sắp tới, quần thể FLC sẽ khánh thành thêm khách sạn thứ 2 là FLC Grand Hotel Quy Nhon, giúp gia tăng 150% công suất lưu trú của cả quần thể. Đây cũng là khách sạn có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay với ước tính 1.500 phòng, sức chứa 3.500 người.
Cùng với đó, FLC Golf Links Quy Nhon là sân golf tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên từng lọt Top 3 sân golf đẹp nhất châu Á, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cao cấp cho Bình Định, với mục tiêu đón tiếp hàng vạn khách khách chơi golf thu nhập cao từ các quốc gia Châu Á lân cận.
Điểm khác biệt khi Bình Định là nơi có Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tọa lạc tại Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp Jean Francois Milou và Thomas Rouyrre thiết kế. Đây là điểm đến của các nhà khoa học và là điểm sáng không chỉ của Việt Nam, mà còn của cả khu vực Đông Nam Á.
Với nguồn vốn lớn đổ vào hạ tầng cùng lợi thế cảnh quan thiên nhiên, cùng lượng khách du lịch tăng mạnh theo từng năm, thành phố Quy Nhơn đã được nhận giải thưởng Thành phố du lịch sạch Asean 2020 tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á – ATF 2020.
Theo thống kê, lượng khách du lịch đến Bình Định trong 3 năm gần đây tăng đột biến đạt hơn 3,7 triệu lượt khách trong năm 2017, năm 2018 đón được 4 triệu lượt khách.
Trong năm 2019, ngành du lịch Bình Định ước đón được hơn 4,8 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch ước đạt 6.000 tỉ đồng. Sân bay quốc tế Phù Cát đón chuyến bay quốc tế đầu tiên vào tháng 1.2020 đã mở ra cơ hội mới cho phát triển du lịch, thu hút nhà đầu tư quốc tế đến với Bình Định trong thời gian tới.
Theo định hướng chiến lược của tỉnh, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương. Với hàng loạt dự án tỷ đô đã và đang được quy hoạch, triển khai, Bình Định đang từng bước đột phá, vươn lên thành “thủ phủ du lịch” của cả nước.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng khẳng định: "Tôi cho rằng Bình Định sẽ là một trong những tỉnh cất cánh mạnh nhất trong thời gian tới. Câu chuyện của Bình Dương, Quảng Ninh là của 10 năm trước còn Bình Định đang đi sau và giai đoạn này chính là điểm sáng nổi bật cho Bình Đình…".
Mai Nam