Video: anh Đặng Văn Phúc kể về công việc cứu nạn:

Tập 1 chương trình "Khoảnh khắc cuộc đời" mời anh Đặng Văn Phúc (sinh năm 1980) - trưởng đội cứu nạn Tây Ninh - đến chia sẻ câu chuyện của mình.

Theo anh Phúc, tuổi thơ của anh luôn bị ám ảnh bởi cái chết của em gái. Năm 6 tuổi, em gái anh bị tai nạn giao thông. Lúc đó, anh Phúc đã cầu cứu tất cả mọi người nhưng không ai đáp lại.

"Nếu lúc đó, có ai đó lắng nghe, đáp lại tôi thì có lẽ em tôi không mất. Đó là động lực để tôi thành lập đội cứu nạn giao thông Tây Ninh.

Chuyện đó xảy ra trong quá khứ, tôi không muốn oán trách hay lặp lại với bất cứ ai xung quanh mình. Tôi chỉ muốn sẽ không có thêm ai gặp cảnh tương tự em tôi nữa", anh Phúc kể.

{keywords}
Chị Hồng Gấm - vợ anh Phúc và đồng thời là một thành viên trong đội cứu nạn Tây Ninh.

Trả lời host Hamlet Trương, anh Phúc cho rằng cứu nạn không phải là nghề mà là công việc tình nguyện. Theo anh, công việc này cần kiến thức về luật, y tế và kỹ năng giao tiếp xã hội. Bởi lẽ, nếu không khéo léo, anh và các thành viên trong đội có thể bị hiểu lầm vì giúp đỡ người khác, thậm chí có thể bị đánh.

Hiện nay, đội cứu nạn Tây Ninh do anh Phúc thành lập có 49 người, chuyên giúp đỡ các trường hợp như bị tai nạn giao thông, đi lạc, người bị tâm thần đi lang thang hay đơn giản là những người bị hư xe giữa đêm. Thậm chí, đội của anh thỉnh thoảng cũng can thiệp vào những vụ bạo hành gia đình giữa đường.

"Chúng tôi không làm việc này vì tiền. Đôi khi, nhiều anh chị còn tự bỏ tiền túi lúc khẩn cấp. Thật ra, chỉ cần người bị nạn đứng trước mặt nói cảm ơn, một cái bắt tay, một cái ôm thôi cũng đủ làm chúng tôi rơi nước mắt. Vì khi đó, chúng tôi biết họ đã qua cơn nguy kịch. Đó là niềm hạnh phúc không gì diễn tả được", anh Phúc tâm sự.

Vào ngày 8/5, chương trình "Khoảnh khắc cuộc đời" chính thức có buổi công bố phát sóng. "Khoảnh khắc cuộc đời" là talkshow về những câu chuyện, hoàn cảnh, những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Người kể những câu chuyện đó thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.

Chương trình "Khoảnh khắc cuộc đời" được thực hiện nhằm mục tiêu truyền tải đi những thông điệp tích cực. Những câu chuyện làm thay đổi cuộc đời của một cá nhân có thể tạo thành nguồn cảm hứng, động lực để thay đổi cuộc đời của nhiều người theo hướng tốt đẹp hơn.

Gia Bảo

Chồng người phụ nữ mất ở hầm Kim Liên: 'Vợ nhận điện thoại giữa đêm, dắt xe đi mãi'

Chồng người phụ nữ mất ở hầm Kim Liên: 'Vợ nhận điện thoại giữa đêm, dắt xe đi mãi'

'Hôm xảy ra tai nạn, vợ chồng tôi đã đóng cửa đi nghỉ nhưng 11h đêm, Yến nhận cuộc điện thoại, nghe bạn nhờ việc gì đó rồi dắt xe đi. Sau đó tôi nhận được hung tin'.