- U23 Nepal, đối thủ tiếp theo của U23 Việt Nam ở bảng D bóng đá nam Asiad 2018, cũng có một "thủ môn quốc dân" để hy vọng: Kiran Chemjong Limbu.

Người hùng trận mở màn

U23 Nepal khởi đầu Đại hội thể thao châu Á 2018 (Asian Games, hoặc Asiad 2018) với trận thua 0-1 trước U23 Nhật Bản.

{keywords}
Kiran Chemjong có 12 pha cứu thua trước U23 Nhật Bản

Đây được xem là một kết quả thành công của U23 Nepal, đội chưa từng ghi bàn trong lịch sử tham dự Asiad với giới hạn cầu thủ 23 tuổi (bổ sung 3 cầu thủ lớn hơn).

Khởi đầu ấy của U23 Nepal nhờ rất nhiều vào Kiran Chemjong Limbu, người gác đền sinh năm 1990, một trong 3 cầu thủ quá tuổi Olympic.

Trong trận mở màn, U23 Nhật Bản ép sân toàn diện, kiểm soát bóng 63% nhưng chỉ ghi được 1 bàn thắng sau 22 cú sút.

Có đến 13 tình huống dứt điểm chính xác được U23 Nhật Bản thực hiện. 12 trong số đó bị Limbu cản phá.

Nổi bật nhất là cú đổ người cứu thua ngoạn mục từ pha đặt lòng chân trái vào góc xa của tiền đạo Ueda, phút 67. Đồng thời, Limbu vẫn kịp bật dậy khép góc, cản phá cú đá bồi của Miyoshi.

Koji Gyotoku, vị HLV người Nhật Bản của U23 Nepal, đã không ngừng ca ngợi màn trình diễn của cậu học trò 28 tuổi.

{keywords}
Kiran Chemjong là thủ môn tài năng và dũng cảm

Báo chí Nepal cũng đánh giá Kiran Chemjong là người chơi nổi bật nhất thành phần đội nhà, nếu không muốn nói anh chơi hay nhất lượt mở màn bảng D.

"Thủ môn quốc dân" của Nepal

Nepal không phải nền bóng đá phát triển, và những cầu thủ chuyên nghiệp ở đây có thu nhập rất thấp. Bản thân Kiran Chemjong cũng vậy.

Limbu nhận lương 10.000 rupee mỗi tháng, tương đương với chưa đầy 2,1 triệu đồng. Trong các giải quốc tế cùng ĐTQG Nepal, anh được nhận khoảng 10 triệu đồng.

Có vẻ như thu nhập từ bóng đá không phải điều Kiran Chemjong đặt nặng.

Ở Nepal, Kiran Chemjong là một trong những ngôi sao bóng đá được yêu thích nhất. Anh giống như "thủ môn quốc dân", theo cách gọi ở Việt Nam - cũng với một thủ môn thuộc biên chế đội U23.

Ra mắt ĐTQG năm 2008, khi mới 18 tuổi, Limbu chính là người hùng mang về danh hiệu Cúp Đoàn kết 2016 (AFC Solidarity Cup), tổ chức ở Malaysia.

{keywords}
Kiran Chemjong được ví như thủ môn quốc dân của Nepal

Nepal đã vô địch giải đấu - danh hiệu duy nhất lịch sử đội tuyển - nhờ tài năng của Kiran Chemjong Limbu.

Riêng ở trận bán kết với Lào, sau khi hòa 2-2 trong giờ thi đấu chính thức và hai hiệp phụ, Limbu cản thành công 3 quả đá phạt đền của đối phương, giúp Nepal vào chung kết với tỷ số luân lưu áp đảo 3-0.

Trước đây, Kiran Chemjong cũng được nhắc đến với sự dũng cảm. Anh từng chiến đấu đến mức vỡ xương hàm, trong một trận của ĐTQG Nepal.

Bên cạnh tài năng, Kiran Chemjong được gọi "thủ môn quốc dân" không phải vì cách kiếm tiền hay làm truyền thông giỏi. Thay vào đó là hoạt động từ thiện.

Kiran Chemjong tham dự nhiều quỹ hoạt động vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là mồ côi hoặc suy dinh dưỡng, nên được ngưỡng mộ trong xã hội Nepal.

Sau trận mở màn khá tốt, "thủ môn quốc dân" Kiran Chemjong Limbu là niềm hy vọng để U23 Nepal tạo bất ngờ trước U23 Việt Nam.

Kim Ngọc

U23 Việt Nam: Không phải Công Phượng, Xuân Trường mới... tệ!

U23 Việt Nam: Không phải Công Phượng, Xuân Trường mới... tệ!

Không thường xuyên chơi tệ, nên việc Xuân Trường có màn ra mắt ở Asiad 18 thảm hoạ đã khiến nhiều người phải bất ngờ. Trong khi, người bị hoài nghi nhất là Công Phượng thực tế lại chơi không đến nỗi.    

Truyền thông quốc tế: U23 Việt Nam khởi đầu như mơ!

Truyền thông quốc tế: U23 Việt Nam khởi đầu như mơ!

Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ U23 Việt Nam trong chiến thắng mở màn 3-0 trước Pakistan ở Asiad đã nhận được sự thán phục và nhiều lời khen ngợi từ giới truyền thông quốc tế.

U23 Việt Nam được tiếp tế giò chả, thầy Park “bỏ rơi” học trò

U23 Việt Nam được tiếp tế giò chả, thầy Park “bỏ rơi” học trò

Đội CĐV Việt Nam bất ngờ có mặt ở khách sạn đội tuyển U23 Việt Nam để tặng đồ ăn cho các tuyển thủ.