Hai ngày gặp gỡ, hội đàm cấp cao đầu tiên giữa các đại diện Bắc Kinh với chính quyền Biden kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1 năm nay, đã khép lại sáng sớm 20/3 (giờ Việt Nam) sau màn tranh cãi nảy lửa mở đầu sự kiện một ngày trước đó. Hai bên đã công khai chỉ trích các chính sách của nhau trước ống kính truyền hình.

{keywords}
Phái đoàn Trung Quốc (trái) và phái đoàn Mỹ trong cuộc đối thoại đầu tiên ở Alaska. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, đúng như dự đoán, hội nghị thượng đỉnh 2 + 2 giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan với hai quan chức cấp cao của Trung Quốc là Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị ở Anchorage, Alaska dường như không mang lại đột phá ngoại giao nào. Sự đối đầu gay gắt còn ám chỉ, hai nước hiện có rất ít điểm chung để thiết lập lại mối quan hệ đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Việc các quan chức Mỹ tới thăm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước đồng minh, đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trước khi bay đến Anchorage cùng một loạt động thái khác của Washington phản ánh chính quyền Biden có lập trường kiên định, theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc. Ngược lại, những lời cảnh báo thẳng thừng từ Bắc Kinh cho thấy phía Trung Quốc sẽ không dễ dàng xuống thang và Mỹ cần từ bỏ "ảo tưởng" rằng họ sẽ thỏa hiệp.

{keywords}
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tại cuộc họp báo sau khi kết thúc đối thoại với Trung Quốc ở Alaska ngày 20/3 (giờ Việt Nam). Ảnh: Reuters

"Chúng tôi dự báo về các cuộc đàm phán trực tiếp, khó khăn về nhiều vấn đề và đó chính xác là những gì chúng tôi đã trải qua", Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Sullivan nói với các phóng viên ngay sau khi phái đoàn Trung Quốc rời khỏi phòng họp của khách sạn ở Anchorage.

Ngược lại, phái đoàn Trung Quốc rời khách sạn mà không trò chuyện với giới truyền thông. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì sau đó đã chia sẻ với kênh truyền hình quốc gia CGTN rằng, các cuộc thảo luận diễn ra một cách thẳng thắn, mang tính xây dựng và có lợi dù “tất nhiên vẫn tồn tại những bất đồng”. Quan chức này nhấn mạnh, “Trung Quốc sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và sự phát triển quốc gia".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết, ông không ngạc nhiên khi Mỹ phải đối mặt với "phản ứng phòng vệ" từ Trung Quốc sau khi nước này đưa ra hàng loạt cáo buộc Trung Quốc về vấn đề Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan cũng như các cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, ông Blinken lưu ý, cả hai nước cũng có những lợi ích đan xen về vấn đề Iran, Triều Tiên, Afghanistan và biến đổi khí hậu.

Theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ, đoàn đại biểu nước này đã hoàn thành nhiệm vụ trong hội nghị cấp cao ở Anchorage. "Về kinh tế, thương mại, công nghệ, chúng tôi đã nói với những người đồng cấp Trung Quốc rằng, chúng tôi đang xem xét những vấn đề này cùng sự tham vấn chặt chẽ với Quốc hội, các đồng minh và đối tác. Chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề đó theo cách hoàn toàn bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của công nhân và doanh nghiệp Mỹ", ông Blinken tiết lộ.

Trước đó, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, họ không coi sự kiện ở Anchorage là sự khởi đầu cho một cơ chế đối thoại song phương mới.

Xem thêm Đối thoại Mỹ - Trung

Tuấn Anh

Trung Quốc cảnh báo 'bữa chính chưa bày' trong cuộc đối thoại nảy lửa với Mỹ

Trung Quốc cảnh báo 'bữa chính chưa bày' trong cuộc đối thoại nảy lửa với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố, những màn đấu khẩu nảy lửa vừa qua với phía Mỹ ở Alaska chỉ mới là phần mở đầu ít quan trọng hơn trong cuộc đối thoại đầu tiên giữa Bắc Kinh với chính quyền tân Tổng thống Joe Biden.

Khởi đầu sóng gió của quan hệ Mỹ - Trung thời Tổng thống Biden

Khởi đầu sóng gió của quan hệ Mỹ - Trung thời Tổng thống Biden

Cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc thời Tổng thống Joe Biden bắt đầu bằng màn khẩu chiến gay gắt ngày 18/3.