- “Không có dấu tích đàn tế trời trên đỉnh núi Cái Hạ. Người ta tự dựng lên truyền thuyết để xây dựng trái phép”, Phó giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh nói.

XEM CLIP:

Công trình xây dựng đường dẫn lên - xuống đỉnh núi Cái Hạ (khu du lịch Tràng An) gồm 953 bậc thang, có cột trụ, tay vịn bằng bê tông cốt thép kiên cố đang được tháo dỡ thủ công. 

{keywords}
"Vạn lý trường thành" trái phép trong vùng lõi di sản Tràng An

Tại đỉnh núi Cái Hạ ở độ cao 95 mét, công ty cổ phần Du lịch Tràng An do ông Nguyễn Văn Son làm giám đốc đã dựng lên một tấm biển chỉ dẫn có nội dung: Năm 967, dẹp loạn xong 12 sứ quân, giang sơn thu về một mối, Đinh Bộ Lĩnh cho dựng đàn trên đỉnh núi để tế trời đất, bố cáo thiên hạ, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu Thái Bình.

Tấm biển còn ghi rõ, ngày 10/3, trùng với ngày Giổ tổ vua Hùng chính là ngày Đinh Bộ Lĩnh lập đàn tế bố cáo trời đất.  

{keywords}
Đàn "tế trời đất" trên đỉnh Cái Hạ

 

{keywords}
 

Để lên "đàn tế trời đất" này, chủ đầu tư cho xây dựng con đường chiều dài 1.115 mét; gồm 2.234 bậc thang lên - xuống.

Điểm bằng phẳng nhất trên đỉnh Cái Hạ khoảng chục mét vuông, đơn vị sai phạm dựng cột bê tông đài sen ở bốn góc với vỏn vẹn chỉ một bó hoa tươi cùng một ít chân nhang.

Tấm biển chỉ dẫn cho thấy, núi này có tên là núi Huyền Vũ chứ không phải là Cái Hạ - địa danh ghi trong hồ sơ quản lý danh thắng Tràng An của Sở Du lịch Ninh Bình.  

{keywords}
 

Phó giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh khẳng định: Không có dấu vết gì cho thấy có di tích đàn Kính thiên.

“Núi Cái Hạ thuộc khu vực quần thể vùng lõi có cư dân sinh sống xen kẽ. Đỉnh núi nhỏ, bề mặt hẹp, độ cao 95m và cũng không có bất kỳ dấu tích nào cho thấy có di tích cổ ở đây. Việc ông Son cho rằng, có dấu vết Đàn Kính Thiên rồi phục dựng di tích là thiếu cơ sở. Đó chỉ là lý do ông ấy nại ra để thu hút du khách”, ông Mạnh nói.

Chủ đầu tư có bị truy tố hình sự?

Theo Phó giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình, Sở đã 5 lần có các văn bản kiến nghị các đơn vị hữu quan (Sở Văn hóa, UBND huyện Hoa Lư), báo cáo UBND tỉnh về việc xử lý công trình xây dựng xâm phạm tới danh thắng đã xếp hạng, xâm hại rừng đặc dụng thuộc vùng lõi di sản. 

{keywords}
Công trình của gia đình ông Nguyễn Văn Son nằm dưới chân núi Cái Hạ, không thuộc quần thể danh thắng Tràng An

Tuy nhiên, công trình này vẫn không được dừng lại, vẫn hoàn thành và mở cửa đón khách.

Ngày 14/12/2017, UBND huyện Hoa Lư ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản; yêu cầu chủ đầu tư phải tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái phép, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Thời gian buộc tháo dỡ từ giữa tháng 12/2017, tuy nhiên, hơn 3 tháng sau, việc tháo dỡ mới được bắt đầu.

{keywords}
Việc tháo dỡ công trình sai phạm đang được tiến hành gấp rút

Phó chủ tịch UBND huyện Hoa Lư Nguyễn Quốc Hưng cho hay, ông cũng có phần trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm kéo dài gây hậu quả đáng tiếc. Trách nhiệm cụ thể cá nhân đến đâu vẫn phải chờ cơ kết luận của thanh tra UBND tỉnh Ninh Bình.

Bí thư huyện Hoa Lư Nguyễn Sỹ Trí cũng cho hay sẽ xem xét trách nhiệm các phòng ban, UBND xã Trường Yên và các cá nhân liên quan trong lĩnh vực quản lý để xảy ra sai phạm.

“Để xảy ra sai phạm này có trách nhiệm của xã, của huyện. Chúng tôi nhận thức sẽ làm rõ trách nhiệm, việc kiểm điểm sẽ tiến hành từng bước theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Sai phạm sẽ phải xử lý rất nghiêm túc”, Bí thư huyện Hoa Lư nói.

Khoan cắt bê-tông tháo dỡ 'Vạn lý trường thành' ở Tràng An

Khoan cắt bê-tông tháo dỡ 'Vạn lý trường thành' ở Tràng An

"Vạn lý trường thành" tiền tỷ xây dựng trái phép ở Tràng An đang được hàng chục công nhân dùng máy cắt bê-tông, búa tạ... tháo dỡ.

 

Bất thường vụ 'cắm' cả di sản thế giới

Bất thường vụ 'cắm' cả di sản thế giới

Xung quanh vụ việc vị GĐ "cầm" 11 sổ đỏ của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - di sản thiên nhiên thế giới đã bộc lộ một số tình tiết bất thường.

Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị cầm cố thế nào?

Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị cầm cố thế nào?

Thật khó tin khi giấy giao nhận hồ sơ (sổ đỏ của di sản thiên nhiên thế giới) rất sơ sài, bà Trường không hề ghi chức vụ và cả hai bên đều không đóng dấu của cơ quan.

Khóa cổng ngăn du khách vào thăm khu di tích

Khóa cổng ngăn du khách vào thăm khu di tích

Sáng 3/1, hàng chục du khách tìm đến khu di tích lịch sử Giàn Gừa, ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa (TP Cần Thơ) trong ngày nghỉ Tết để tham quan; tuy nhiên, không giống như ngày thường, cửa chính vào khu di tích bị kẻ gian khóa trái.

Di tích có nguy cơ  biến thành phế tích!

Di tích có nguy cơ biến thành phế tích!

“Hàng loạt di tích trong đô thị cổ Hội An xuống cấp từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được trùng tu. Nguy cơ những di tích này biến thành phế tích là điều khó tránh khỏi."

Dạ tiệc hang động: 5 triệu/suất VIP giữa vịnh Hạ Long

Dạ tiệc hang động: 5 triệu/suất VIP giữa vịnh Hạ Long

“Dạ tiệc trong hang động” - dịch vụ chui dành cho khách VIP đang được một số công ty du lịch tại vịnh Hạ Long biến kỳ quan thiên nhiên thành nhà hàng, quán bar.

Nhũ đá vịnh Hạ Long đau đớn 'rỉ máu' trong đêm

Nhũ đá vịnh Hạ Long đau đớn 'rỉ máu' trong đêm

Nhũ đá trong các hang động trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long hàng đêm bị khai thác bừa bãi hàng chục năm nay.

Nhóm PV