- Anh thấy đó, con em ngày một lớn. Em không thể tiếp tục. Lớn lên, khi hiểu chuyện thì nó sẽ nghĩ ra sao? Hơn nữa, em bây giờ đã xấp xỉ 40, cái tuổi không còn thích hợp với nghề ấy. Thôi thì nghỉ trước khi mọi việc có thể xảy ra, anh ạ...

Đường đến... mát - xa

Tôi gặp Nguyệt trong một chuyến công tác miền tây. Hôm ấy, buổi sáng ngang qua chợ Gò Công Đông (Tiền Giang) bổng nghe tiếng gọi. Ai quen mình ở cái đất xa lạ này? Quay đầu nhìn lại, một phụ nữ đang đưa tay vẫy...

Tôi lại gần. "Anh quên em rồi hả, Nguyệt đây mà? Nguyệt nào? Phải Nguyệt ở 152 không?"

Nguyệt gật đầu: "Đúng rồi anh". Tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nguyệt bây giờ lam lũ hơn. Quần áo không se sua. Son phấn không còn trên gương mặt khả ái. Chỉ duy nhất còn đọng lại nơi Nguyệt là nụ cười, nụ cười không ai có thể quên nếu đã một lần gặp Nguyệt.

Tôi quen Nguyệt trong một lần đi massage ở một cơ sở vùng Tân Định (Q.1, TP.HCM). Do không quen bất cứ nhân viên nào trong tiệm nên Nguyệt được điều đến như một sự tình cờ.

Nguyệt không phải là một kỹ thuật viên giỏi. Nguyệt chỉ làm những động tác bình thường trên đầu, trên lưng và tay chân. Nhưng điều mà tôi thích ở Nguyệt là lối nói chuyện. Cách nói chuyện của Nguyệt thu hút người nghe ở chỗ chân tình. Những câu chuyện Nguyệt kể, tôi nghĩ ai nghe qua đều cảm động và không tạo cho người nghe sự hoài nghi dối trá.

{keywords}

Ảnh minh họa

 

Nguyệt quê ở Gò Công Đông, vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ. Quê Nguyệt nghèo. Quanh năm, người dân nơi đây chỉ biết làm bạn với ruộng đồng và sông nước...

Gia đình Nguyệt không khá giả gì. Nguyệt là con thứ 6 trong gia đình. Lúc 6 tuổi, học lớp 1 nhưng Nguyệt đã phải đi bán bánh tiêu dạo từ 5g đến 6g45 rồi vào học. Nếu chưa bán hết, rổ bánh được Nguyệt đưa xuống gầm bàn để học xong bán tiếp.

Sang lớp 2, cha Nguyệt bệnh nặng. Cả nhà lâm vào cảnh bế tắc. Nguyệt cùng người chị đang học lớp 5 bỏ học lấy ghe rong ruổi khắp nơi mua hàng nơi này đem đến bán nơi khác. Tiền lời hằng ngày cũng giúp gia đình qua được khó khăn.

Được 3 năm, Nguyệt nghỉ đi ghe theo chị lên Sài Gòn. Nơi đất khách, Nguyệt xin được một chân phục vụ trong quán cà phê với lương tháng 300.000đ. Cứ thế, trong nhiều năm, tích cóp được 2 triệu đồng, Nguyệt xin theo học nghề uốn tóc.

Thành nghề, Nguyệt xin vào làm trong tiệm uốn tóc. Ông chủ tiệm lại là người tốt bụng dạy cho Nguyệt cả nghề tóc nam. Ông khuyên Nguyệt nên làm tóc nam bởi thu nhập nhiều hơn tóc nữ. Thế là Nguyệt xin vào một tiệm tóc nam trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (Phú Nhuận).

Trong các khâu làm tóc nam, Nguyệt đều làm tốt và khách hàng rất thích. Nhưng chỉ có khâu cuối cùng là massage thư giãn cho khách là Nguyệt chưa làm được nên thu nhập chưa cao lắm.

Thế là mày mò, tự học rồi cuối cùng Nguyệt cũng làm được. Từ đó, tiền công làm tóc của Nguyệt cọng với tiền bo từ massage, Nguyệt có một thu nhập đáng kể mà có nằm mơ cũng không tưởng tượng được.

Bên trong tiệm hớt tóc nam

"Em nghỉ làm massage gần 1 năm rồi. Trở về với chồng con. Mặc dù thu nhập có ít đi rất nhiều nhưng bù lai, tinh thần nhẹ nhàng và thanh thoát hơn. Hàng ngày em đi gom hàng ở các nơi về bỏ mối cho các bạn hàng. Thu nhập không còn dồi dào như hồi làm massage nhưng bây giờ nhưng nhờ tằn tiện vợ chồng em và cháu bé cũng qua ngày được..."

Nguyệt tâm sự với chúng tôi. Nhìn Nguyệt bây giờ đúng là một người chạy chợ. Nguyệt có già hơn nhưng những nét duyên dáng vẫn còn. Chúng tôi ngồi im. Mỗi người một ý nghĩ. Bổng Nguyệt nói: "nghĩ lại em vẫn còn thấy ức. Mình làm công sức minh đổ ra đã không có lương thì chớ còn phải góp vào làm lợi thêm cho chủ.

Không có một nhân viên massage nào được chủ trả lương mặc dù có thể hiện trên hợp đồng. Tụi em cũng phải đóng cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nhưng chưa bao giờ cầm được tấm thẻ bảo hiểm.

{keywords}
Ảnh minh họa

 

"Hồi 10 năm trước, lúc còn làm ở tiệm tóc nam trên đường Bùi Thị Xuân, anh có biết là em phải mua đồng phục?. Giá của đồng phục lúc nào cũng cao hơn bên ngoài 1 - 2 lần. Hàng ngày tụi em phải trích 10% thu nhập (tiền bo) để nộp cho chủ. Ngoài ra, tiền vệ sinh, tiền điện tiền cúng ông địa tụi em phải chịu hết. Cũng may, nhờ tiền bo của khách cho cũng khá nên tụi em vẫn còn sống được."

Có một dạo, tiệm tóc nam lên ngôi. Ở những đoạn đường như Nguyễn Thái Bình (Tân Bình), dọc hai bên bờ kè Nhiêu Lộc từ đường Lê Bình đến cầu Lê Văn Sỹ, khu vực Vĩnh Viễn, Bà Hạt, Hòa Hảo, Nguyễn Tiểu La thuộc quận 10, đường Đinh Bộ Lĩnh (Q. Bình Thạnh) hớt tóc nam mọc lên như nấm. Tiệm nào cũng 5 - 10 thợ. Khách ra vào nườm nượp nhưng đến chiều tối quét nhà không có một cọng tóc trên nền.

Hàng ngày tụi em phải có mặt từ lúc 9g sáng và chỉ về nhà sau 22g. Những lúc vắng khách thì ngồi nơi khách dễ nhìn thấy nhất để mời chào. Trung bình mỗi ngày em tiếp từ 7 - 10 khách. Mỗi lần như vậy được bo khoảng 100.000đ. Gặp khách sộp thì có thể cao hơn. Bên cạnh đó, mỗi một lỗi như quên tắt đèn, như đi trễ bị phạt bằng tiền rất gắt gao.

Những tiệm tóc nam như thế thường là massage trá hình. Nhân viên chẳng đấm bóp gì cả mà chỉ vào trò chuyện dăm ba câu rồi kích dục cho khách. Khách thì cũng chỉ cần thư thế thôi, sờ mó và sau cùng được đưa tới bến là thỏa mãn. Suốt thời gian làm cho khá nhiều tiệm tóc, em chưa thấy có tiệm nào cho khách và thợ giải quyết tại chỗ. Nếu có thì hẹn đi một nơi nào khác thôi. Mỗi xuất massage tối đa là 30 phút. Chủ lấy tiền suất, tui em hưởng tiền bo. Thế thôi.

Sau nhiều đợt truy quét, tiệm tóc nam đóng cửa khá nhiều. Hiện nay, những tiệm tóc nam có massage thư giản không còn nhiều. Những tiệm này cũng không tìm lại được thời vàng son thuở trước.

Không một đứa con gái mới lớn nào có thể nghĩ mình sẽ làm cái nghề này. Chỉ khi bị thúc bách bởi sinh kế, bởi gia dình lâm vào ngõ cụt và vô vàn lý do khác những đứa con gái như tụi em mới tìm đến nghề này. Mà thật sự phải nói, không nhờ nó thi ít nhất cũng có hàng ngàn gia đình chưa biết sẽ ra sao..."

Trần Chánh Nghĩa

(còn tiếp)