Tại Việt Nam, có khoảng 24% doanh nghiệp được điều hành bởi phụ nữ, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) đến tháng 9/2019. Trong số này, nhiều phụ nữ đã mang sản phẩm Make in Vietnam ra toàn thế giới.

HMGpop do chị Huỳnh Minh Thuỷ làm đồng sáng lập, chuyên bán thiệp trên Amazon. Mặt hàng thiệp 3D của chị Thuỷ thường xuyên giữ vị trí top đầu tại mục Thiệp trên trang web này, đỉnh điểm có những ngày giao dịch lên tới 1.300 đơn hàng. Công ty cũng ghi nhận mức tăng trưởng trên cửa hàng Amazon vào năm 2020 so với năm 2019 là 100%, doanh số từ Amazon chiếm 30% tổng  doanh thu của công ty.

{keywords}
Sản phẩm thiệp 3D có ngày bán được 1.300 đơn hàng trên Amazon.

Tanisa – công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các loại đặc sản Tây Ninh và các sản phẩm chế biến từ gạo - cũng ước mơ mang sản phẩm Việt ra toàn thế giới.

Chị Trần Hạnh Thư, CEO của Tanisa, cho biết mục tiêu của công ty là xây dựng sản phẩm thương hiệu Việt Nam trên thương mại trực tuyến toàn cầu. “Sản phẩm của Tanisa được vận chuyển từ xưởng tại Việt Nam trực tiếp đến với tay người tiêu dùng quốc tế. Đó là một trải nghiệm rất tuyệt vời!”, chị Thư chia sẻ.

Chị Thư nhận định, nhiều thực phẩm Việt được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng nhờ hương vị đặc biệt và có lợi cho sức khoẻ. Tuy vậy sản phẩm Việt làm thương hiệu chưa tốt nên chưa được biết nhiều như sushi của Nhật hay kim chi Hàn Quốc. Điều này tạo động lực cho chị sản xuất sản phẩm Việt chinh phục thị trường quốc tế.

{keywords}
Chị Trần Hạnh Thư, CEO Tanisa.

Tất nhiên, mục tiêu đưa hàng Việt ra thế giới không hề dễ dàng. Doanh nghiệp cần nắm bắt thời cơ để hiểu được tâm lý người tiêu dùng trong thời đại chuyển đổi số nhằm thành công trên sân nhà lẫn trên các cửa hàng trực tuyến quốc tế.

Trước khi bán thiệp thành công trên Amazon, chị Thuỷ cùng chồng đã nếm thất bại với công ty kiến trúc. Sau đó, chị rẽ hướng sang thiết kế thiệp 3D, đồng thời đẩy mạnh bán hàng trực tuyến do nhận thấy tiềm năng phát triển của mặt hàng thiệp 3D tại các thị trường nước ngoài vốn rất coi trọng văn hóa tặng quà vào các dịp lễ đặc biệt trong năm.

Theo thống kê của Amazon, 42% doanh nghiệp đang bán hàng trên các cửa hàng trực tuyến của họ được điều hành bởi phụ nữ.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt nói chung và các doanh nghiệp nữ nói riêng bán hàng toàn cầu, vào tháng 12/2020, công cụ hỗ trợ người bán và quản lý kinh doanh trên Amazon đã có tiếng Việt.

Hải Đăng

Tỷ lệ nữ lãnh đạo trong ngành TMĐT Việt Nam cao nhất khu vực ASEAN

Tỷ lệ nữ lãnh đạo trong ngành TMĐT Việt Nam cao nhất khu vực ASEAN

Theo nghiên cứu mới của iPrice, Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ ở bậc quản lý doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) khu vực ASEAN cao nhất, lên đến 46%. Xếp thứ hai và ba về tỷ lệ này là Thái Lan và Philippines, với 44% và 39%.