Cơ hội trong thách thức
Thị trường thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền tại Việt Nam đang phát triển và cạnh tranh khốc liệt.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Mì thế giới, trong 2 năm đại dịch Covid-19 tiêu thụ mì gói Việt Nam tăng vọt, vượt qua Ấn độ và Nhật Bản. Trong năm 2020 Việt Nam đứng thứ 3 về tiêu thụ mì gói (7 tỷ gói), năm 2021 tăng lên 8,5 tỷ gói. Thực tế, yêu cầu của người tiêu dùng về đồ chế biến sẵn ngày càng cao và không ngừng thay đổi. Để tồn tại, các doanh nghiệp trong bước buộc phải nắm bắt xu thế và công nghệ để nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm mới.
Tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, trong những năm gần đây đã xuất hiện các sản phẩm chế biến sẵn với công nghệ mới, được người tiêu dùng gọi tên là thực phẩm “đông khô”. Chúng trở thành mặt hàng chủ lực trong bữa ăn nhanh, dễ làm, thích hợp với người sống độc thân, phụ nữ chăm con nhỏ không có nhiều thời gian nấu nướng. Đặc biệt, những năm dịch Covid-19 bùng nổ, đây là phẩm dự trữ khẩn cấp tốt, được người tiêu dùng lựa chọn.
Khách hàng có thể bảo quản thực phẩm đông khô ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài và thưởng thức hương vị của bữa ăn mới nấu bằng cách thêm nước nóng. Mặt hàng này được sản xuất đa dạng, bao gồm súp miso, canh ăn liền, mì ống, cơm risotto, cà ri,...
Làn sóng tiêu dùng sản phẩm chế biến sẵn đảm bảo an toàn thay đổi hành vi người tiêu dùng toàn cầu. Thêm vào đó sau đại dịch Covid-19, nhiều người vẫn giữ thói quen mua thực phẩm đông lạnh số lượng nhiều và thực phẩm bảo quản lâu như: đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn có thời hạn sử dụng lâu dài. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ăn liền phát triển.
Doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội
Trước sự cạnh tranh về công nghệ chế biến, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản sản xuất mặt hàng như: cháo, soup, canh lười. Các sản phẩm đã mặt tại các siêu thị và nền tảng thương mại điện tử.
Công ty TNHH An An (An An Holdings) là một trong những đơn vị tiên phong phát triển sản phẩm soup và cháo đóng gói dạng viên được sản xuất theo công nghệ sấy hoàn nguyên (freeze-drying) tiên tiến. Khách hàng chỉ cần đặt 1 viên nhỏ vào bát nước sôi, mất khoảng 3 phút sẽ trở thành 1 tô cháo/ soup tươi, có đầy đủ thịt và các gia vị thơm ngon.
Bà Trần Thị Mỹ Linh - Founder An An Holdings cho biết: “Nhờ công nghệ, thực phẩm nấu chín đem đông lạnh và “khô" trong chân không trong quá trình sấy hoàn nguyên không cần áp dụng nhiệt độ cao như cách sản xuất đồ ăn liền thông thường. Từ đó, màu sắc, mùi thơm, hương vị và giá trị dinh dưỡng gần giống như khi mới nấu chín”.
Cuộc sống bận rộn, người tiêu dùng càng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, khách hàng cũng trở nên khó tính hơn khi lựa chọn sản phẩm đảm sức khỏe. Thực phẩm sấy hoàn nguyên ra đời đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng nhờ hương vị gần giống nguyên bản và sử dụng tiện lợi.
Các dòng sản phẩm soup, cháo ăn liền tiện lợi phù hợp cho trẻ em, người ốm, người bận rộn không có thời gian nấu nướng hay người có đam mê du lịch mang theo thực phẩm dự trữ.
Theo đại diện An An Holdings, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với tỷ lệ hộ gia đình có trẻ em cao, đây là đòn bẩy thúc đẩy tiêu dùng cho sản phẩm chế biên sẵn. Các sản phẩm chế biến sẵn giải quyết bài toán cho người tiêu dùng có thể nấu ăn bất cứ nơi đâu dù họ không có thời gian nấu nướng, không biết cách nấu món họ muốn ăn, tránh xếp hàng, chen chúc chờ đợi khi đi mua hàng.
Đại diện An An Holdings cho biết thêm, công nghệ sấy hoàn nguyên đòi hỏi kỹ thuật và nhân công trình độ cao, giá thành bán ra ở mức trung bình cao hơn so với các sản phẩm chế biến ăn liền khác. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất theo phương pháp này giữ được màu sắc, hương vị, kết cấu, hàm lượng dinh dưỡng như nấu tại nhà. Chính vì thế các nhà sản xuất chấp nhận đầu tư lớn để có thể chinh phục thị trường hơn 100 triệu dân trong thời gian tới.
Tuệ Tâm