Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33, nhận thức về vai trò của văn hóa trong đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân được nâng lên.

Truyền thống yêu nước, cách mạng, năng động sáng tạo tiếp tục được bồi đắp, phát huy; Công tác xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa đạt những kết quả quan trọng.

{keywords}
Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng. Ảnh: TTXVN

Hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú, sôi động, có nhiều sáng tạo, giữ gìn và phát triển dòng mạch chính văn hóa nghệ thuật cách mạng đương đại; hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được củng cố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, TPHCM vẫn còn tồn tại một số hạn chế yếu kém, đó là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về văn hóa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa toàn diện.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có một số lãnh đạo thành phố đã tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Ngoài ra, tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt trái của thị trường dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực; lối sống thực dụng, văn hóa ngoại lai thiếu lành mạnh thâm nhập làm xói mòn, phai nhạt giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc…

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức của một số cấp ủy về Nghị quyết 33 chưa đầy đủ, sâu sắc; quản lý Nhà nước về văn hóa một số nơi còn thiếu chủ động.

Một số đảng viên chưa thực sự là tấm gương cho quần chúng noi theo; công tác đấu tranh chống quan điểm sai trái trên lĩnh vực văn học – nghệ thuật chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, đạo đức. 

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Văn Thưởng biểu dương TP.HCM đã có sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo trong xây dựng phát triển con người, đã ban hành các kế hoạch và đã đạt được những kết quả quan trọng mà Nghị quyết 33 đã đề ra, đặt sự phát triển của văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị.

Tuy nhiên, ông Võ Văn Thưởng cho rằng, so với tiềm lực, vị trí của thành phố thì còn vẫn nhiều vấn đề cần nỗ lực cố gắng hơn, đầu tư cho văn hóa phải tương xứng hơn để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

“Trong nhận thức đã đặt ngang hàng văn hóa với kinh tế và chính trị. Coi nghĩa tình, văn minh là thành tố quan trọng ngang hàng với sự hiện đại và phát triển kinh tế. Xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh hiện đại, nghĩa tình mà nghĩa tình là cốt lõi của người phương Nam, của con người tứ xứ hội tụ, của con người thấy bất bình chẳng tha, của con người hào hiệp giúp đỡ lẫn nhau. Nên văn minh, nghĩa tình rất quan trọng trong nhận thức", ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Văn hóa: Đạo đức xuống cấp xuất phát từ kinh tế

Bộ trưởng Văn hóa: Đạo đức xuống cấp xuất phát từ kinh tế

Theo Bộ trưởng VH-TT-DL, sự xuống cấp của đạo đức xã hội chủ yếu xuất phát từ các ngành kinh tế nên phải xử lý ở các lĩnh vực.

Theo VOV