Báo Tiền Phong vừa tổ chức ngày hội tuyển sinh - hoạt động đầu tiên của Hoa hậu Việt Nam 2024 tại Học viện Ngoại giao.

hoahau4.jpg
Nhà báo Phùng Công Sưởng.

Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng BTC Hoa hậu Việt Nam năm 2024 đánh giá, sinh viên Học viện Ngoại giao có nhiều lợi thế khi tham gia thi sắc đẹp: “Trong các cuộc thi gần đây, một trong những kỹ năng để các bạn hoa hậu, á hậu vươn tầm thế giới đó chính là khả năng giao tiếp. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn Học viện Ngoại giao là địa điểm đầu tiên trong chương trình tuyển sinh Hoa hậu Việt Nam bởi các bạn sinh viên được đào tạo trong môi trường truyền thống, chuyên nghiệp, có trình độ ngoại ngữ, ngoại giao tốt".

Nhà báo Phùng Công Sưởng khẳng định Ban tổ chức sẽ đài thọ toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại và trang phục, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng cho tất cả thí sinh từ vòng chung khảo đến chung kết.

hoahau6.jpg
Hoa hậu Đỗ Thị Hà chụp ảnh cùng các sinh viên Học viện Ngoại giao.

Tại sự kiện, hoa hậu Đỗ Thị Hà cũng chia sẻ, thời điểm cô tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 không có những buổi tuyển sinh hoành tráng tại các trường đại học. Với Đỗ Thị Hà, tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 là trải nghiệm đầu đời quý giá, là sự kiện để viết vào nhật ký thanh xuân. Cô khẳng định hành trình này có sự yêu thương nhưng có cả khó khăn, vất vả và nước mắt.

hoahau7.jpg
Các sinh viên Học viện Ngoại giao tham gia ngày hội tuyển thí sinh tham dự Hoa hậu Việt Nam 2024.

“Hoa hậu Việt Nam không phải hành trình khiến tôi đổi đời nhưng sau khi có danh hiệu, tôi có thêm cơ hội để đi nhiều nơi hơn, gặp gỡ nhiều người ưu tú. Tôi nhận ra khi hiểu về bản thân, bạn sẽ có cách để làm mình đẹp hơn”, Đỗ Thị Hà nói. 

Nàng hậu khẳng định, tài sản lớn nhất của hoa hậu không phải tiền bạc mà sự lan tỏa. Nhiều chương trình từ thiện do cô kêu gọi nhận được sự hưởng ứng lớn từ mạnh thường quân.

Ảnh: BTC