Video: 'Độ ta không độ nàng' nhiều phiên bản khác nhau

Ngày 11/12, Google chính thức công bố danh sách tìm kiếm thịnh hành tại Việt Nam năm 2019, được chia thành 8 hạng mục bao gồm: Xu hướng tìm kiếm nổi bật; Tin tức; Nhân vật; Bài hát; Phim truyền hình Việt Nam; Phim điện ảnh; Điểm du lịch; Địa điểm gần đây.

Trong đó, Độ ta không độ nàng đứng đầu danh sách top 10 bài hát được tìm kiếm nhiều nhất.

Các ca khúc tiếp theo lần lượt là những bản hit của Sơn Tùng M-TP hay Jack và K-ICM gồm Hãy trao cho anh, Sóng gió, Bạc phận...

{keywords}
'Độ ta không độ nàng' được người Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2019 mục âm nhạc.

Rộ lên vào khoảng tháng 5/2019, ca khúc nhạc Hoa Độ ta không độ nàng nhanh chóng được phổ lời Việt, tạo nên "cơn bão" thực sự khi xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn bản cover được đăng tải trên mạng. 

Người đầu tiên chau chuốt bản dịch Độ ta, không độ nàng thành ca khúc nhạc Hoa lời Việt là một streamer tên Thái Quỳnh. Tuy là người hát lời Việt đầu tiên nhưng chàng trai sinh năm 1996 lại không phải là phiên bản thành công nhất vì hát yếu, kém mượt mà, cảm xúc.

Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, có đến 9 bản cover của một ca khúc đều lọt top xu hướng thịnh hành của YouTube. 

Ba bản cover trong top 10 YouTube khi đó là của Khánh Phương, hot girl Hương Ly và bản remix của DinhLong (Anh Duy hát). Trả lời truyền thông, Khánh Phương tự tin nói bản cover của mình là “vô đối” vì không ai hát tốt cả song ngữ Việt – Trung như anh. Bản cover của Khánh Phương cũng nhanh chóng lập kỷ lục với 12 triệu lượt xem trên YouTube sau 1 tuần ra mắt, gần 9 triệu lượt nghe. Đồng thời, bản cover này cũng đứng trong top 10 ca khúc được nghe nhiều nhất trong tháng của nhiều trang nghe nhạc khác.

{keywords}
'Độ ta không độ nàng' trở thành 1 cơn sốt với hàng loạt phiên bản khác nhau.

Tuy nhiên, phiên bản lời Việt đầu tiên lại vấp phải ý kiến trái chiều khi bị cho là thể hiện không đúng với giáo lý nhà Phật. Vì vậy sau đó còn có thêm phiên bản lời Việt của ca sĩ Phương Thanh hay Hamlet Trương ra đời với câu từ chỉn chu, đúng đắn về mặt giáo lý và hướng người nghe về Phật pháp.

Tuy vậy, cuối tháng 6, một đơn vị yêu cầu các ca sĩ gỡ bài hát hoặc trả phí bản quyền là 5 triệu đồng và 33% doanh thu thu được từ sản phẩm. Đơn vị này cho biết họ nắm quyền sở hữu Độ ta không độ nàng ở Việt Nam. Đó là lý do nhiều video của các ca sĩ biến mất dù đạt hàng triệu lượt xem. Vụ việc gây tranh luận trong cộng đồng người nghe nhạc, đặc biệt là khi ca sĩ Phương Thanh chỉ trích đơn vị trên trục lợi.

T.N

"Độ ta không độ nàng" bị đề nghị cấm phổ biến vẫn đạt nhiều kỷ lục

"Độ ta không độ nàng" bị đề nghị cấm phổ biến vẫn đạt nhiều kỷ lục

Độ ta không độ nàng với nhiều phiên bản lời Việt khác nhau hiện đang thống lĩnh các bảng xếp hạng nhạc Việt thế nào?