Đô đốc Charles A. Richard hiện đang đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ và là tư lệnh cấp cao của Mỹ phụ trách về vũ khí hạt nhân.

{keywords}
Ảnh: Rodong Sinmun

Thông tin về Triều Tiên được ông đưa ra giữa lúc cac chính phủ trên khắp thế giới, từ Seoul đến Washington, thậm chí cả Bình Nhưỡng, đang áp dụng các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát đại dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra. Dịch bệnh này bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi cuối năm 2019 rồi lan ra khắp thế giới, đến nay đã lây nhiễm cho 187.665 người và khiến gần 7.800 người tử vong. 

Mỹ và Hàn Quốc mới đây đã phải hủy một vòng tập trận đã định vì đại dịch. Trong khi đó, Triều Tiên - nước vẫn chưa thông báo ca nhiễm nào - đã tiến hành 4 cuộc tập trận pháo và thử nghiệm tên lửa kể từ cuối tháng 2. Khi được một nhà báo hỏi liệu các lực lượng tên lửa của Triều Tiên và Iran có bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 hay không, Đô đốc Richard đáp câu trả lời là Không.

"Răn đe chiến lược không phải là một nhiệm vũ tĩnh. Đó là điều mà chúng ta theo dõi hàng ngày vì mọi mối đe dọa tiềm tàng đơn lẻ đối với đất nước này", ông nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo qua video ở Lầu Năm Góc. "Đến nay, chúng tôi chưa thấy có gì vượt ra khỏi các hoạt động hàng ngày của bất kỳ ai".

Truyền thông Triều Tiên đưa tin, các cuộc tập trận pháo mới nhất của nước này, được thực hiện hôm 12/3, là nhằm đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu "theo các điều kiện mô phỏng một cuộc chiến thực sự".

Tuần trước, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, tướng Terrence O’Shaughnessy - chỉ huy Bộ Tư lệnh miền bắc Mỹ, nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể đã sẵn sàng với một thiết kế tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) "thậm chí uy lực hơn" mà có thể đe dọa đến Mỹ.

"Kim Jong Un đã thể hiện khả năng đe dọa đất Mỹ bằng các ICBM mang vũ khí hạt nhân", ông O’Shaughnessy viết trong báo cáo gửi tới Quốc hội Mỹ. "Thử nghiệm động cơ gần đây cho thấy Triều Tiên có thể đã chuẩn bị thử nghiệm bay một thiết kế ICBM thậm chí uy lực hơn, có thể nâng cao năng lực của ông Kim đe dọa đất nước chúng ta trong một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột".

Những bình luận trên của các quan chức quân sự Mỹ có thể là dấu hiệu cho thấy đại dịch Covid-19 không khiến Bình Nhưỡng trì hoãn các nỗ lực quân sự, kể cả khi tư lệnh cấp cao Mỹ ở Hàn Quốc thông báo ông "khá chắc chắn" bệnh dịch đã tiến vào Triều Tiên.

Thanh Hảo