Ong Nguyen Thanh Lam FPT Software.jpg
Ông Nguyễn Thành Lâm, Tổng Giám đốc FPT Software

>> FPT Software lọt Top 500 côngty phần mềm thế giới / Xuất khẩu phần mềm đang thiếu “nhạc trưởng” / "Đạigia" xuất khẩu phần mềm muốn tăng trưởng 20 - 30% / Đào tạo các "chiếnbinh" lập trình cho thị trường Nhật

Trao đổi với ICTnews về việc các doanhnghiệp phần mềm Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc tạo dựng thương hiệu xuất khẩu phần mềmcho Việt Nam trên thị trường thế giới, Tổng Giám đốc Nguyễn Thành Lâm chobiết:

Theo dự báo của Gartner, thị trườnggia công phần mềm thế giới trong năm 2013 sẽ đạt con số 287 tỷ USD,tăng 5,6%. Dự kiến trong giai đoạn 5 năm tới (2013 - 2017), tốc độ tăngtrưởng trung bình của thị trường này là 6,5%/năm. Đây thực sự là một thịtrường không giới hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm ViệtNam.

Vấn đề hiện nay là liệu doanh nghiệpViệt Nam có đủ năng lực để triển khai hay không, thương hiệu xuất khẩuphần mềm Việt Nam có đủ mạnh để thu hút sự quan tâm của đối tácnước ngoài hay không. Các thị trường gia công phần mềm lớn hiện naynhư Ấn Độ, Trung Quốc đều là những thị trường có nhiều doanh nghiệptham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn hàng trăm, hàng chụcngàn người. Quy mô của ngành càng lớn thì miếng bánh thị trườngcàng to. Việt Nam muốn trở thành thị trường gia công phần mềm hấpdẫn thì cũng cần phải có thêm nhiều doanh nghiệp phần mềm có quy môlớn giống như thị trường Ấn Độ, Trung Quốc.

Thực tế thì các doanh nghiệp xuất khẩu phầnmềm Việt Nam vẫn kêu thiếu nhân lực trầm trọng. Theo ông, đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Các doanh nghiệp xuất khẩuphần mềm Việt đang đứng trước rất nhiều cơ hội kinh doanh lớn đến từ thị trườngNhật Bản, Mỹ, Châu Âu, Singapore, đặc biệt là những cơ hội gắn với  xu hướng phát triển của công nghệ mớinhư Cloud (đám mây), Mobility (di động), Big Data (dữ liệu lớn). Chưa khi nàochúng tôi đứng trước những dự án quy mô lớn mà không có đủ nhân lực đểtriển khai như hiện nay.

Theo tôi, thách thức lớn nhất giờ đây là ViệtNam phải có nguồn nhân lực lớn, tiêu chuẩn quốc tế, làm việc được trongmôi trường cạnh tranh toàn cầu. Các doanh nghiệp phần mềm Việtcũng như các tổ chức đào tạo cần có những giải pháp hiệu quả đểcải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Bản thân FPT Software cũng đã và đang xâydựng các chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lựccho công ty và chúng tôi sẵn sàng hợp tác để chuyển giao chương trình đàotạo tân binh của công ty cho các tổ chức đào tạo.

Xa hơn nữa, chúng tôi cũng mong muốn Bộ TT&TT,Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) sẽ có những chương trìnhhành động quảng bá cho ngành CNTT. Khi mở rộng quy mô ngành, chúng ta sẽ khôngbỏ lỡ những cơ hội lớn đang là thế mạnh của Việt Nam trên thị trường CNTT thếgiới.

Ông nhận định thế nào về vị thế của các doanh nghiệp phần mềmViệt hiện nay trên thương trường quốc tế?

Trong những năm qua, Việt Nam liên tụcđược tổ chức AT Kearney (UK) đánh giá là một trong 10 điểm đến hàng đầu về giacông phần mềm trên thế giới. Còntheo báo cáo thường niên về dịch vụ gia công toàn cầu do Gartner thực hiện,Việt Nam vẫn nằm trong danh sách Top 30 nước dẫn đầu thế giới về gia công dịchvụ và Top 10 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nếunhìn một cách lạc quan thì chúng ta đang dần khẳng định vị thế của mình trênbản đồ CNTT thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế phát triển của ngành tại ViệtNam, cá nhân tôi thấy những bước tiến còn khá chậm chạp. Chẳng hạn, chúng tavẫn có rất ít những doanh nghiệp có quy mô lớn hàng nghìn nhân viên. Phần lớncác doanh nghiệp phần mềm đều có quy mô vừa và nhỏ. Điều này dẫn đến việc cácđối tác nước ngoài không có nhiều lựa chọn đối tác ủy thác tại Việt Nam.

Mộtlần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng nguồn nhân lực CNTT hiện nay đang là thách thứclớn đối với sự phát triển của ngành khi đang suy giảm cả về chất lượng lẫn sốlượng. Chính phủ đang đặt ra những mục tiêu, sứ mệnh lớn lao cho ngành CNTT,nhưng nếu không có đủ doanh nghiệp, nguồn lực để thực hiện, chúng ta sẽ khólòng đạt được những mục tiêu đó.

Có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp Việt có quy mô nhỏ nên khi ra nước ngoài làm ăn rất cần "có hội có thuyền". Ở vị thế của một trong những doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm hàng đầu Việt Nam, FPT Software làm gì để giúp các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng có được sự thành công trên con đường chinh phục thị trường quốc tế?

Mới đây, FPT Software rất vinh dự và tự hào khi trở thành công ty phần mềm Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 500 doanh nghiệp phần mềm lớn của thế giới do Tạp chí Software Magazine bình chọn. Trước đó, FPT Software còn là doanh nghiệp Việt đầu tiên được Amazon công nhận là đối tác cao cấp, doanh nghiệp Việt đầu tiên tham gia vào liên minh Smart TV, doanh nghiệp Việt đầu tiên lọt vào Top 100 nhà cung cấp dịch vụ.

FPT Software sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong ngành để Việt Nam có thể sở hữu được miếng bánh to hơn của thị trường phần mềm thế giới. Thực tế từ năm 2010, FPT Software đã chuyển giao toàn bộ tài liệu và kinh nghiệm triển khai CMMi cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam với mong muốn gây dựng một cộng đồng lớn mạnh. Ông Nguyễn Thành Nam, nguyên Chủ tịch FPT Software đã thành lập Câu lạc bộ 192 (nhóm các doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm tại Hà Nội) để thiết lập mối quan hệ “buôn có bạn, bán có phường” trong ngành phần mềm Việt Nam…Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software cũng khởi xướng thành lập Câu lạc bộ BPO (Business Process Outsourcing: Dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp),… Tất cả những nỗ lực đó đều hướng đến việc Việt Nam sẽ trở thành một điểm sáng trên bản đồ CNTT thế giới.

Thời gian tới, FPT Software cùng các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm Việt Nam khác sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để cộng đồng thế giới ngày càng đánh giá cao hơn thị trường Việt Nam, coi Việt Nam là một điểm đến được ưu tiên cho việc ủy thác các giải pháp/dịch vụ phần mềm.

Cảmơn ông!

(Thực hiện)